Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả!

CUTZOO 80

CUTZOO 80

Giá: Liên hệ

HEPA GANIC S450

HEPA GANIC S450

Giá: Liên hệ

ASCOREQUIL

ASCOREQUIL

Giá: Liên hệ

GARVIT PRO

GARVIT PRO

Giá: Liên hệ

RENAL CLEANER

RENAL CLEANER

Giá: Liên hệ

VITAMIN AD3ECK

VITAMIN AD3ECK

Giá: Liên hệ

NOVITECH Y L

NOVITECH Y L

Giá: Liên hệ

GIUSE 200

GIUSE 200

Giá: Liên hệ

“SH” AMOXICILLIN

“SH” AMOXICILLIN

Giá: Liên hệ

NASHER FUR

NASHER FUR

Giá: Liên hệ

NASHER GIN

NASHER GIN

Giá: Liên hệ

LINCOSPECMYCIN-110

LINCOSPECMYCIN-110

Giá: Liên hệ

PROBIO

PROBIO

Giá: Liên hệ

POWER ZYME 100

POWER ZYME 100

Giá: Liên hệ

Sử dụng các chất dinh dưỡng, thức ăn như thế nào trong nuôi thủy sản để vật nuôi nhanh lớn vô cùng quan trọng và thiết yếu. Trong thức ăn của thủy sản thì các thành phần dinh dưỡng không thể thiếu như: protein, lipid, carbonhydrate, chất xơ, chất khoáng, vitamin và các axit amin sẽ giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, mang lại hiệu quả nuôi trồng cao.

 

Hãy cùng tìm hiểu bài viết này để biết được cách sử dụng dinh dưỡng và thức ăn cho thủy sản hiệu quả như thế nào nhé!

 

1. Vai trò của dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản

 

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thủy sản gồm: protein, lipid, carbonhydrate, chất xơ, chất khoáng, vitamin và các axit amin sẽ giúp vật nuôi nhanh lớn, hiệu quả cao. Cụ thể:

 

Chất xơ: Phổ biến trong thức ăn các loại ngũ cốc; bao gồm cellulose, hemicellulose, pectin, gum và các chất nhầy trong thức ăn.

 

Chất xơ kích thích nhu động ruột làm thức ăn di chuyển dễ dàng để đào thải cặn bã, độc hại ra ngoài. Đối với thức ăn của cá thì chất xơ không quá 7%, và thức ăn của tôm tỷ lệ chất xơ không quá 4% sẽ tốt nhất cho vật nuôi.

 

Chất đạm (protein): Được cung cấp từ nguồn động vật, thực vật, đây là chất xây dựng nên cấu trúc cơ thể vật nuôi. Nhu cầu protein của cá 25 - 55%; tôm, cua 30 - 60%. Tùy vào từng giai đoạn phát triển tôm cá mà cung cấp lượng protein phù hợp với nhu cầu vật nuôi.

 

 

Protein động vật gồm: bột cá, bột thịt xương, bột huyết. Thức ăn công nghiệp sử dụng nguyên liệu từ bột cá mang lại mùi hấp dẫn cho tôm ăn.

 

Protein thực vật gồm: đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt bông vải… có hàm lượng protein 47 - 50%.

 

Chất béo (lipid): chiếm 10 - 25% trong khẩu phần thức ăn, giúp cấu tạo nên màng tế bào cơ thể tôm cá. Bên cạnh đó nó còn là dung môi hòa tan các Vitamin A, D, E, K và hydrocarbon. Lipid có nhiều trong bột cá, bột huyết, bột đậu nành và ít hơn ở bột cám, ngũ cốc, bao gồm các acid béo và triacylglycerol.

 

Carbonhydrate: Gồm đường và tinh bột giúp tăng cường khả năng hấp thụ ở tôm, cá nuôi.

 

Chất khoáng: Chất khoáng được chia làm 2 nhóm, đa lượng và vi lượng. Khoáng đa lượng bao gồm natri, clo, canxi và phốt pho (Na, Cl, Ca, P), có tác dụng cấu tạo nên bộ xương cá và vỏ tôm, điều hòa áp suất thẩm thấu, duy trì ổn định pH, tham gia quá trình co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh…

 

Nhóm khoáng vi lượng tạo ra enzyme, hormone, điều hòa quá trình sinh tổng hợp protein.

 

Vitamin: Đối với tôm cá nuôi, cung cấp đủ các loại vitamin là vô cùng quan trọng. Bởi việc thiếu Vitamin C sẽ gây nên bệnh vẹo cột sống ở cá và bệnh chết đen ở tôm. Tôm cá thiếu Vitamin A sẽ thiếu máu, xuất huyết ở mắt, mang, thận và thay đổi màu sắc cơ thể. Thiếu Vitamin D, tôm cá sẽ bị còi cọc. Thiếu vitamin E, cá bị thoái hóa cơ, tỉ lệ chết cao. Thiếu Vitamin K, máu không đông, sinh trưởng giảm.

 

Axit amin thiết yếu:  Axit amin rất cần cho tôm cá như: DL - Methionin, L - lysine được bổ sung nhằm điều chỉnh và cân đối axit amin thiết yếu giúp tôm cá nuôi sinh trưởng tốt.

 

Những sản phẩm thủy sản chất lượng là giải pháp cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho các loại thủy sản mà bà con đang chăn nuôi hiện nay.

2. Cách sử dụng thức ăn thủy sản hiệu quả

 

Khi nuôi thủy sản chi phí đầu tư cho thức ăn chiếm 70% tổng chi phí đầu tư. Vậy để làm sao sử dụng thức ăn hiệu quả trong nuôi thủy sản? Dưới đây là cách sử dụng thức ăn thủy sản tránh lãng phí mà bà con cần lưu ý:

 

 

Địa điểm cho thủy sản ăn

Khi nuôi tôm cá trong ao với diện tích rộng thì cần rải thức ăn đều ra các vị trí, đảm bảo tôm cá ăn được đủ khẩu phần ăn mỗi bữa

 

Còn đối với các lồng nuôi, khi cho cá ăn cần chú ý dòng chảy, tránh tình trạng thức ăn trôi ra ngoài mà cá không được ăn.

 

Chú ý đối tượng nuôi

 

Tùy vào mỗi loại thủy sản mà nhu cầu chất lượng và số lượng thức ăn, hình thức bắt mồi khác nhau. Nên bà con sẽ chọn được loại thức ăn và lượng thức ăn phù hợp với từng loại giống.

 

Giai đoạn nuôi thủy sản

 

Khi cá còn nhỏ, nhu cầu thức ăn cần nhiều, 6 - 8%. Khi cá lớn thì lượng thức ăn giảm còn  2 - 3%. Do vậy, điều chỉnh lượng thức ăn dao động từ 3 đến 8%, trong quần đàn có 80% số lượng cá ăn no là được.

 

Thức ăn có nhiều dạng với kích cỡ viên khác nhau. Tùy vào độ tuổi phát triển của tôm cá mà chọn loại thức ăn phù hợp nhất.

 

Nhu cầu dinh dưỡng

 

Đối với những loại cá dữ thì cần hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, thức ăn đối với những loài nuôi này cần hàm lượng đạm trong thức ăn từ 30% trở lên. Đối với những loài cá ăn tạp hoặc thực vật thì hàm lượng đạm trong thức ăn (20 - 28%), không cần cao.

 

Tập tính ăn của từng đối tượng

 

Đối với các loại cá sẽ có những tập tính ăn khác nhau. Do vậy, bà con cần lưu ý để lựa chọn thức ăn phù hợp. Ví dụ: Các loại cá như: hồng, chim, tráp, rô phi thường ăn mồi mạnh ở tầng giữa và tầng mặt, cần chọn loại thức ăn nổi hoặc lơ lửng. Còn các loại cá song, mú,… tầm cường độ ăn mồi chậm, cần chọn loại thức ăn viên chìm và lâu ngấm nước.

 

>>> Cập nhật: Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão

 

Như vậy, trên đây là một số chia sẻ về dinh dưỡng và thức ăn cho thủy sản mà chúng tôi chia sẻ để bà con tham khảo và hiểu rõ hơn. Chúc bà con sẽ thành công trong việc nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả cao!

Tin liên quan
    Hotline tư vấn miễn phí: 02838973978
    Chỉ đường icon zalo Zalo: SMS: 02838973978

    Animaid - Nhà Phân Phối Sản Phẩm Thuốc Thú Y và Thủy Sản Đáng Tin Cậy

    Thuốc Thú Y và Thủy Sản Animaid

    Animaid - Phân Phối Sản Phẩm Thú Y Chăn Nuôi, Thuỷ Sản