Các bệnh ở gia cầm, đặc biệt là ở gà thường có thời gian ủ bệnh lâu nhưng thời gian phát bệnh nhanh, khiến người chăn nuôi khó nhận ra, vô tình để bệnh lây lan cho đàn và gây chết hàng loạt. Chủ đàn cần phải trang bị kiến thức cơ bản về các bệnh thường gặp để có thể sử dụng thuốc gia cầm kịp thời, giữ đàn luôn khỏe mạnh. Cùng Animad tìm hiểu về 3 căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở gà.
Người nuôi cần theo dõi các biểu hiện của gà để kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn
1. Bệnh hen
Bệnh hen gà (hay còn được gọi là bệnh CRD) là một bệnh mãn tính, bắt nguồn từ vi khuẩn Mycoplasma. Bệnh dẫn đến các hệ lụy như viêm túi khí, viêm niêm mạc xoang mũi và khó thở. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở gà con trong giai đoạn từ 3 tuần đến 3 tháng tuổi, khi mắc bệnh gà sẽ mang mầm bệnh này suốt đời.
Mức độ phát bệnh nặng nhẹ phụ thuộc vào vệ sinh của chuồng trại, điều kiện khí hậu và sức đề kháng của gà. Bệnh có thể sớm nhận biết thông qua các triệu chứng như gà phải vươn cổ để thở, có tiếng rít khi thở, mắt sưng, chậm lớn và thường xuyên vẩy mỏ.
Mức độ vệ sinh chuồng trại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi
Để phòng bệnh, người chăn nuôi nên chú ý giữ vệ sinh khu vực chăn nuôi, đảm bảo các máng ăn, máng uống đều sạch sẽ, hạn chế khí độc tiếp xúc đàn như Amoniac và CO2. Bên cạnh đó, chủ đàn cần giữ nhiệt độ chuồng phù hợp, tránh các tác động trực tiếp của nắng, mưa và gió và tăng sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung thuốc gia cầm vào nước uống để bổ sung vitamin, tăng cường các chức năng gan, thận, tiêu hóa và cung cấp chất điện giải.
Khi phát hiện bệnh, người chăn nuôi cần nhanh chóng vệ sinh chuồng trại bằng thuốc sát trùng định kỳ 2 lần một tuần, đồng thời kết hợp bổ sung thuốc kháng sinh cho gà theo công thức như sau:
- Dùng thuốc Giuse 200 với liều lượng 1g/10 – 20 kg trọng lượng (1g/2 – 4 lít nước), sử dụng liên tục trong 5 ngày.
- ADE-BComplex-C, VITA C-10S.
2. Bệnh tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, xuất hiện ở gia cầm lẫn gia súc, có khả năng gây tử vong đàn cao. Bệnh do vi khuẩn Pasteurella Multocida gây ra, loại vi khuẩn này được sinh ra bởi các yếu tố gây stress cho vật nuôi như thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại kém vệ sinh, thức ăn bẩn, thay đổi môi trường sống hoặc trải qua quá trình vận chuyển xa. Vì vậy, gà có xu hướng mắc bệnh vào những lúc giao mùa và dễ bắt gặp ở gà từ 2 tháng tuổi trở lên.
Thức ẩn bẩn có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng
Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh qua đường miệng, đường hô hấp, tiêu hóa và các vết thương ngoài da. Mầm bệnh có thể tồn tại ở trong không khí, thức ăn và nước uống của đàn gia cầm. Bệnh thường có hai thể biểu hiện:
- Thể quá cấp tính: Gà đột ngột nhảy xốc lên và tử vong.
- Thể cấp tính: Gà sốt cao (từ 42 - 43 độ C), bỏ ăn, xù lông,có nước nhờn chảy từ miệng, nhịp thở tăng. Mào gà tím tái do tụ máu, thở khó, cuối cùng gà chết do bị ngạt. Các triệu chứng này chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết.
- Thể mãn tính: gà gầy, có hiện tượng viêm khớp mạn tính, gà thường xuyên thải ra chất lỏng có bột màu vàng giống lòng đỏ trứng. Mào, yếm sưng phù nề.
Bệnh tụ huyết trùng thường gây chết nhanh khiến người nuôi khó quan sát dấu hiệu của bệnh, do đó cách duy nhất để gà không mắc bệnh là tiến hành phòng bệnh ngay từ khi nhóm đàn.
- Khi mua gà giống, chủ đàn cần thực hiện cách ly 30 ngày trước khi nhập đàn để quan sát thể trạng gà và phòng tránh lây bệnh cho đàn.
- Tăng cường vệ sinh chuồng trại, đảm bảo nguồn nước và thức ăn sạch cho đàn.
- Sử dụng các thuốc thú y chuyên dụng để tăng cường khả năng kháng và phòng/trị bệnh cho gà như: ADE-BComplex-C, VITA C-10S, Electrolyte, Dùng kháng sinh “SH” AMOXICILLINE 500: 1g/25 – 50 kgP (5 – 10 lít nước) hoặc Giuse 200: 1g/10– 20 kg trọng lượng (1g/2– 4 lít nước).
3. Bệnh NewCastle
Bệnh NewCastle - hay còn được gọi là bệnh gà rù, là một bệnh được gây ra bởi virus Paramyxo, xuất hiện ở hầu hết các loại gia cầm, từ gà công nghiệp đến gà nhà. Đây là bệnh truyền nhiễm có ngay cơ gây chết đàn cao, gia cầm ở mọi độ tuổi đều mẫn cảm với loại bệnh này.
Khi mắc bệnh, gà sẽ có những biểu hiện như:
- Kém ăn, bỏ ăn, lông xù, mào thâm.
- Phân có màu xanh hoặc vàng.
- Chảy nước mắt, nước mũi.
- Diều càng phồng thức ăn, khi dốc ngược gà xuống dưới thấy có nước chảy ra.
Gà có xu hướng bỏ ăn khi mắc bệnh NewCastle
Khi phát hiện đàn gà có dấu hiệu mắc bệnh, chủ đàn cần nhanh chóng cho uống hoặc chích vaccine toàn đàn, kể cả những con đã từng được làm vaccin trước đó. Sau đó tiến hành vệ sinh khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh.
Bổ sung các loại thuốc giúp cao nâng cao sức đề kháng như sung chất điện giải như ADE-BComplex-C, VITA C-10S, Electrolyte
Sử dụng kháng sinh phổ rộng tránh nhiễm trùng kế phát.
Sau khi hết liệu trình sử dụng kháng sinh thì cho gà uống thuốc giải độc gan Novitech YL và giải độc thận Renal cleaner giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Giữ chuồng luôn sạch sẽ là yếu tố cốt lõi để phòng bệnh cho gà
Để đàn gà luôn khỏe mạnh, đẻ sai trứng, thịt chất lượng thì người chăn nuôi luôn cần quan tâm đến việc giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh. Đồng thời, chủ đàn cũng nên sử dụng các loại thuốc gia cầm phù hợp nhằm tăng khả năng kháng bệnh, đặc biệt trong các giai đoạn giao mùa.
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão (26.06.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (14.04.2020)
- Sử dụng Ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh (25.03.2020)
- Enrofloxacin: Kháng sinh phổ rộng trong thú y (24.03.2020)
- Lợi ích từ việc sử dụng cao Artichoke trên gia cầm (23.03.2020)
- Bồ công anh trong chăn nuôi gia cầm: giải pháp truyền thống từ Châu Âu (22.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (12.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Khi nào cần sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi? (08.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Tác dụng của hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản (01.03.2020)
- Vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi (29.02.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)