Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên các chất kháng sinh thông thường sẽ gây ra những tác dụng phụ hoặc gây độc cho vật nuôi nếu việc sử dụng không đúng cách. Artichoke hay atiso chính là giải pháp trong việc giúp vật nuôi giải độc hiệu quả. Và để hiểu rõ hơn về công dụng của loại thảo dược này trong chăn nuôi gia cầm, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài chia sẻ sau đây.
Artichoke giúp vật nuôi giải độc hiệu quả
1. Giới thiệu về artichoke (atiso)
Atiso là loại cây thân thảo lớn có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, cây có thân cao và thẳng đứng, lá cây to dài, cụm hoa có màu tím, hình đầu người. Cây được trồng và sử dụng như một loại thuốc, trà thảo mộc giúp ích cho sức khỏe người sử dụng. Artichoke được trồng và biết đến nhiều tại Việt Nam vào những năm 1930 do người Pháp mang vào. Hiện nay, atiso được trồng phổ biến tại Đà Lạt, trở thành loại thảo mộc được ưa chuộng của nhiều gia đình.
Ngoài công dụng giúp ích cho sức khỏe con người trong việc thanh lọc, giải độc, hoa atiso còn được sử dụng trong chăn nuôi. Người ta thường sử dụng cao atiso trên vật nuôi nhằm giúp vật nuôi giải độc gan hiệu quả, thúc đẩy quá trình đào thải kháng sinh ở vật nuôi. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Artichoke trong chăn nuôi gia cầm, hãy tiếp tục theo dõi bài viết bạn nhé!
Atiso là cây thân thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải
2. Tác dụng của cao artichoke trong chăn nuôi gia cầm
Atiso thường sử dụng trong chăn nuôi dưới dạng cao atiso được chiết xuất từ 100% atiso tự nhiên. Cao artichoke vẫn giữ nguyên các đặc tính có trong atiso, cao có đầy đủ các đặc tính sinh học như:
- Cynarin (Acid 1- 4 Dicafein Quinic), các sản phẩm sau khi thủy phân khác như: Acid Cafein, Acid Chlorogenic,...)
- Inulin, tannin
- Muối Kali, Magie, Calci, Natri, …
- Acid hữu cơ: Acid Alcol, Acid Succinic
- Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin): Cynarozid, Scolymozid
- Cynaopicrin
Với những thành phần trên, cao atiso mang đến nhiều tác dụng trên vật nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi gia cầm, cụ thể như sau:
Cao atiso có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh về gan, thận ở vật nuôi nhờ có chất cynarin. Cũng nhờ chất này, gan được bảo vệ, nuôi dưỡng và tái tạo từ đó giúp tăng sức khỏe vật nuôi. Gan là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc lọc thải các chất độc nên rất dễ bị nhiễm độc hại làm ảnh hưởng xấu đến vật nuôi, do đó, cynarin trong cao artichoke sẽ là giải pháp hiệu quả để khắc phục hiện trạng này trên vật nuôi.
Cao atiso giúp hệ tiêu hóa ở vật nuôi được hoạt động tốt hơn bởi khả năng chữa trị các bệnh thuộc về đường tiêu hóa, đồng thời còn hạn chế quá trình tạo sỏi ở đường tiết niệu gia cầm.
Nhờ các hợp chất Flavonoid là những chất oxi hóa chậm mà cao atiso có chức năng ngăn chặn quá trình oxi hóa các góc tự do đồng nghĩa với việc hạn chế và bảo vệ vật nuôi khỏi các biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, sự lão hóa vật nuôi,...
Artichoke mang đến nhiều tác dụng cho gia cầm
3. Ứng dụng
Bạn có thể thực hiện nhiều cách để bổ sung artichoke vào khẩu phần ăn của vật nuôi. Sau đây sẽ là một số ứng dụng khi sử dụng atiso trên vật nuôi:
Sử dụng atiso trong thức ăn vật nuôi: bạn có thể sử dụng atiso hoặc cao atiso trong khẩu phần ăn của vật nuôi bằng cách trộn thức ăn cùng với cao atiso hoặc cũng có thể dùng atiso tự nhiên sau đó sơ chế bằng cách cắt nhỏ rồi cho vật nuôi ăn như bình thường. Đây là ứng dụng đơn giản nhất, bạn có thể thực hiện cho đàn gia cầm của mình.
Sử dụng atiso làm phụ gia: Chất phụ gia atiso cũng là một trong những ứng dụng từ chiết suất atiso mà bạn có thể sử dụng để bổ sung vào khẩu phần ăn vật nuôi. Các chiết xuất phụ gia này thường có dạng lỏng nên bạn có thể dễ dàng sử dụng để bổ sung cùng thức ăn hoặc nước uống của vật nuôi.
Sử dụng các chế phẩm từ atiso: trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vật nuôi có chiết xuất atiso. Bạn có thể sử dụng bổ sung các sản phẩm này cho gia cầm để hỗ trợ quá các quá trình đào thải độc tố, cải thiện chất lượng vật nuôi, tránh để vật nuôi bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kháng sinh.
Có nhiều cách để bổ sung các chất trong atiso vào cơ thể vật nuôi
Trên đây là những chia sẻ của ANIMAID về artichoke hay atiso trong chăn nuôi gia cầm. atiso thật sự là một loại thảo mộc có giá trị dinh dưỡng rất cao đồng thời cũng là phương thuốc hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe vật nuôi. Các chủ trang trại có thể vận dụng các tính năng của atiso để chăm sóc vật nuôi của mình được tốt hơn. Ngoài atiso tươi, các chế phẩm chăn nuôi từ atiso đã qua kiểm định cũng là một trong những lựa chọn phù hợp để bạn có thể bổ sung các hợp chất của atiso cho vật nuôi.
Mọi chi tiết thắc mắc hoặc muốn được tư vấn thêm về các vấn đề chăn nuôi, bạn có thể liên hệ với ANIMAID để được giải đáp bạn nhé!
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão (26.06.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (14.04.2020)
- Sử dụng Ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh (25.03.2020)
- Enrofloxacin: Kháng sinh phổ rộng trong thú y (24.03.2020)
- Bồ công anh trong chăn nuôi gia cầm: giải pháp truyền thống từ Châu Âu (22.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (12.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Khi nào cần sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi? (08.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Tác dụng của hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản (01.03.2020)
- Vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi (29.02.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Các bệnh thường gặp trên gà và phương pháp phòng trị (14.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)