3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt

CUTZOO 80

CUTZOO 80

Giá: Liên hệ

HEPA GANIC S450

HEPA GANIC S450

Giá: Liên hệ

ASCOREQUIL

ASCOREQUIL

Giá: Liên hệ

GARVIT PRO

GARVIT PRO

Giá: Liên hệ

RENAL CLEANER

RENAL CLEANER

Giá: Liên hệ

VITAMIN AD3ECK

VITAMIN AD3ECK

Giá: Liên hệ

NOVITECH Y L

NOVITECH Y L

Giá: Liên hệ

GIUSE 200

GIUSE 200

Giá: Liên hệ

“SH” AMOXICILLIN

“SH” AMOXICILLIN

Giá: Liên hệ

NASHER FUR

NASHER FUR

Giá: Liên hệ

NASHER GIN

NASHER GIN

Giá: Liên hệ

LINCOSPECMYCIN-110

LINCOSPECMYCIN-110

Giá: Liên hệ

PROBIO

PROBIO

Giá: Liên hệ

POWER ZYME 100

POWER ZYME 100

Giá: Liên hệ

Thời gian gần đây thời tiết, môi trường diễn biến khá phức tạp, nguồn nước càng ngày càng ô nhiễm tiềm ẩn nhiều loại bệnh gây ra cho cá đặc biệt cá nuôi ở nước ngọt. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của kinh tế. Dưới đây là 3 loại bệnh thường gặp nhất trên cá nuôi ở nước ngọt, Animaid xin được chia sẻ đến bà con.

  1. Bệnh nấm thủy mị ( bệnh mốc nước)

Bệnh nấm thủy mị (bệnh mốc nước) xảy ra hầu hết các loại cá nước ngọt: cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép. Cá bị bệnh nấm thủy mị rất khó phát hiện bằng mắt thường ở giai đoạn đầu và khi phát hiện được bằng mắt thường thì cá đã bị bệnh nặng.

  • Tác nhân gây bệnh: Bệnh nấm thủy mị gây ra bởi một số loài nấm thuộc giống  : Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia.. Chúng có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp. Bào tử của nấm có tiên mao, vận động được trong nước nên có khả năng lây lan bệnh cao.

  • Dấu hiệu khi cá bị bệnh: Trên da của cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày sẽ mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển thành từng búi nấm trắng như bông. Cá bị mắc bệnh nấm thủy mị sẽ bơi lội không định hướng, ngứa ngáy cọ sát vào bờ hoặc các vật dụng trong ao, khiến cho vẩy bị tróc. Khi vảy bị tróc sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển làm cá bị bệnh ngày càng nặng.

  • Cách phòng tránh : Bà con nên cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi bằng cách vét bùn, tạt vôi. Rắc vôi định kỳ xuống ao nuôi 2 lần/tháng. Cá giống trước khi thả nên tắm qua nước muối để loại trừ mầm bệnh bên ngoài. Thường xuyên theo dõi màu nước ao nuôi và kiểm tra khả năng phản xạ, khả năng bắt mồi của cá.

  • Cách trị bệnh: Khi cá có dấu hiệu bị bệnh bà con có thể dùng thuốc diệt nấm cho cá : Methylen (2 - 3g/m³), KMnO4 (1 - 2g/m³) tạt xuống ao và lặp lại 2 lần/tuần. Hoặc dùng dung dịch muối ăn 3% tắm cho cá trong 15 phút.

  1. Bệnh trùng mỏ neo.

Bệnh trùng mỏ neo do ký sinh trùng ngoại ký Lernaea bám trên da, vảy, mang, hốc mũi, mắt miệng của cá. Bệnh phát triển mạnh trong nhiệt độ thích hợp là 20- 30°C.

  • Tác nhân gây bệnh: Lernaea có cơ thể dài từ 6 - 12 mm, con đực nhỏ hơn con cái. Đầu có đôi sừng có hình dạng giống mỏ neo, dùng để đâm sâu vào cơ thể vật chủ. Thường Lernaea đực sau khi giao phối với con cái xong chỉ sống vài ngày rồi chết, còn con cái lại sống ký sinh trên cá gây bệnh cho cá.

  • Dấu hiệu nhận biết: Cá bị nhiễm trùng mỏ neo thường gầy yếu, ngứa ngáy khó chịu nên có thường có biểu hiện quẫy đuôi hoặc cọ sát mình vào thành hoặc đáy ao, hồ, bể gây nên những vết thương chảy máu. Trùng mỏ neo còn có thể  ký sinh trong miệng cá, làm cho miệng cá sưng lên không đóng kín được, cá không ăn được thức ăn.

  • Cách phòng tránh: Bà con giữ nước ao luôn sạch, không dùng nguồn nước ở các ao cá bệnh đưa vào ao nuôi. Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá để diệt ấu trùng Lernaea.

  • Cách trị bệnh: Khi có dấu hiệu cá bị bệnh bà con có thể sử dụng thuốc tím KMno4 nồng độ 10 - -12 ppm tắm cho cá từ 1 - 2 giờ, ở nhiệt độ 20 - 30°C. Hoặc dùng Seaweed 2 - 2.5 lít/1000m³ nước, mỗi tuần xử lý 1 lần và xử lý trong 2 tuần để loại bỏ hết ký sinh trùng  

Bà Con Tham Khảo Thêm Một Số Sản Phẩm Diệt Khuẩn Dành Cho Thủy Sản Tại Đây

Bà Con Tham Khảo Thêm Một Số Sản Phẩm Men Vi Sinh - Dinh Dưỡng Cho Thủy Sản Tại Đây

 

3.Hội chứng lở loét ở cá.

 

  • Tác nhân gây bệnh : Các tác nhân truyền nhiễm gây bệnh như: virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Trong đó nấm Alphanomyces Invadan được xem là tác nhân chính, nấm Alphanomyces phát triển và ăn sâu vào thịt của cá.

  • Dấu hiệu nhận biết: Da của cá trở nên sậm màu, vảy cá bị rụng, trên thân, đầu, vây, đuôi xuất hiện các đốm màu đỏ rồi tạo thành vết lở loét, chúng dần dần lan rộng, có khi ăn sâu đến xương.

  • Cách phòng tránh: Bà con nên thường xuyên dọn tẩy ao, phơi đáy ao, bón vôi,...Bà con chỉ nên cho cá ăn lượng thức ăn vừa đủ, không nên để thừa thức ăn. Nên trộn các loại thuốc bổ: Bio-activit, Nutri-fish, Biozyme, Bio-Sorbitol, Vitamin C premix.

  • Cách trị bệnh : Khi cá có dấu hiệu bị mắc bệnh: bà con có thể dùng các loại kháng sinh như Kana-Ampicol, Enro-Ampitrim, Bioflum, F-2... trộn vào thức ăn cho cá. Có thể dùng muối ăn nồng độ 2 - 3% để tắm cho cá trong 3 - 10 phút hoặc dùng Formalin nồng độ 500ppm tắm trong 10 - 15 phút.

Các loại bênh trên cá đều gây thiệt hại nặng nề đến năng suất chất lượng và thiệt hại kinh kế.  Do đó bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tốt từ khâu chọn giống, chăm soc và quản lý ao hồ đúng cách, đảm bảo ao hồ luôn sạch sẽ an toàn sinh học sẽ giúp  kiểm soát dịch bênh trên cá.

Nếu còn băn khoăn về kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc thủy hải sản thì bà con liên hệ với Animaid. Animaid luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và cùng bà con giải quyết những vẫn đề nan giải nhất trong chăn nuôi.

Tin liên quan
    Hotline tư vấn miễn phí: 02838973978
    Chỉ đường icon zalo Zalo: SMS: 02838973978

    Animaid - Nhà Phân Phối Sản Phẩm Thuốc Thú Y và Thủy Sản Đáng Tin Cậy

    Thuốc Thú Y và Thủy Sản Animaid

    Animaid - Phân Phối Sản Phẩm Thú Y Chăn Nuôi, Thuỷ Sản