Việc sử dụng kháng sinh trên cơ thể vật nuôi đã trở thành một đề tài gây chú ý trong những năm gần đây. Việc sử dụng kháng sinh nhằm chữa bệnh và kích thích tăng trưởng trên cơ thể động vật trong giới hạn như thế nào và làm sao để hạn chế tồn đọng kháng sinh trong cơ thể động vật vẫn là câu chuyện gây tranh cãi. Một trong số những loại kháng sinh được sử dụng và phổ biến nhất chính là Enrofloxacin (hay còn gọi là ENRO). Cùng Animaid tìm hiểu cụ thể về dòng kháng sinh này nhé.
Enrofloxacin còn được biết đến là kháng sinh ENRO - ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp chăn nuôi
1. Giới thiệu về Enrofloxacin
Enrofloxacin là một tác nhân hóa học trị liệu có công thức hóa học là C19H22FN3O3. ENRO được hình thành từ lớp thứ 3 của fluoroquinolone dẫn xuất trong axit cacboxylic, có tác dụng kháng khuẩn đối với một loạt các vi khuẩn Gram âm và Gram dương, được sử dụng như một loại kháng sinh dành cho người cũng như động vật.
Thuốc thường ở dạng bột, kết tinh trắng, ít tan trong nước, nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ. Enrofloxacin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa của hầu hết động vật, thậm chí là cơ thể người. Sau khi uống/ tiêm, thuốc phân bố chủ yếu ở gan, thận và phổi và thấp nhất là ở não.
Công thức hóa học của Enrofloxacin
Trong thú y, kháng sinh ENRO được chỉ định chữa các bệnh nhiễm khuẩn đơn, nhiễm khuẩn kép và Mycoplasma - dạng vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất, không có thành tế bào và phần lớn ký sinh hoặc hội sinh ở cơ thể người, động vật và thực vật. Loại kháng sinh này cũng được dùng phổ biến để điều trị chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn kết hợp đường hô hấp và đường tiêu hóa ở vật nuôi.
Tuy nhiên, tính từ năm 2005 sản phẩm này bị hạn chế, thậm chí cấm sử dụng cho gia cầm bởi tính gây hại cao, đặc biệt hạn chế sử dụng trên các loài động vật phát triển nhanh như chó, mèo vì có khả năng ảnh hưởng đến sụn, khớp. Trong năm 2016, Cục thú y quyết định tạm dừng nhập khẩu 3 tháng đối với nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin để kinh doanh, sản xuất thuốc thú y cho mục đích sử dụng trong nước. Kể từ sau đó, các hoạt động sản xuất, chăn nuôi có sử dụng kháng sinh cũng bị kiểm soát chặt chẽ, cẩn thận hơn.
2. Ứng dụng Enrofloxacin cho thú y
Kháng sinh Enrofloxacin sử dụng cho vật nuôi thường dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm dưới da. ENRO có thể hoạt động độc lập không cần kết hợp cùng một số hợp chất kháng sinh nền, cơ chế chính của kháng sinh này là đình chỉ hoạt động của enzyme gyrase, phụ thuộc vào sự sao chép của chuỗi xoắn DNA trong nhân tế bào của mầm bệnh.
Enrofloxacin trị khá tốt các bệnh liên quan tới viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục, hội chứng MMA, đặc biệt tốt nếu nhiễm khuẩn do ECOLI phù đầu sưng mặt, phân trắng, phân vàng ở heo con
Nasher Gin là sản phẩm kháng sinh Enrofloxacin dành cho thú nuôi phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
Các bệnh tiêu chảy do phó thương hàn, tụ huyết trùng và một số khuẩn gây bệnh đường ruột tiêu chảy khác ở vật nuôi cũng có thể được chữa trị bằng loại kháng sinh này. Sự phối hợp ENRO với 1 kháng sinh khác là không cần thiết, có khi còn làm phản tác dụng của thuốc.
Tuy là loại kháng sinh phổ biến và được ứng dụng nhiều - do khả năng ức chế vi khuẩn cao nhưng đây cũng là một loại kháng sinh dễ “phản tác dụng”. Theo mức độ sử dụng và tính chất cơ thể mỗi loài, Enrofloxacin cho gia cầm và động vật được đánh giá thuộc về các chất độc hại vừa phải, sử dụng cần có liều lượng và hạn chế tối đa.
3. Các lưu ý khi sử dụng
Các vị trí tiêm Enrofloxacin vào cơ thể động vật: dưới da mỗi ngày một lần để điều trị cho bê, cừu, chó, mèo, thỏ, hoặc tiêm bắp đối với heo. Liều dùng được chỉ định vào khoảng 1ml thuốc trên 20kg khối lượng cơ trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày (đối với bê, cừu và lợn), liều 1ml cho mỗi 10kg trọng lượng cho thỏ, chó và mèo trong nước trong 5 ngày. Đặc biệt đối với bệnh mãn tính, thời gian sử dụng ENRO có thể kéo dài đến 10 ngày.
Mặc dù là loại kháng sinh phổ biến nhưng ENRO có khả năng để lại nhiều di chứng và tác dụng phụ nếu không dùng đúng liều lượng
Song, như Animaid đã nhắc đến từ trước, ENRO là một loại kháng sinh có tính phổ biến cao, nhưng tác dụng phụ cũng tương đối nhiều và dễ để lại các di chứng. Với mức độ nhạy cảm của từng loài vật có thể xảy ra những dấu hiệu tác dụng phụ như: vật nuôi bỏ ăn, ói mửa, cơ thể của động vật mất thăng...
Trong một vài trường hợp sẽ dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn và khi phát hiện dấu hiệu lạ ở vật nuôi khi sử dụng ENRO cần phải lập tức dừng lại hoặc thay thế thuốc bằng một kháng sinh khác.
Mặc dù việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, nhưng nếu yêu cầu nền công nghiệp này tuyệt đối không sử dụng kháng sinh có lẽ cũng cần thời gian dài và nhiều khó khăn. Với một loại kháng sinh phổ biến như Enrofloxacin thì khi sử dụng cũng cần lưu ý tính an toàn và đảm bảo cho vật nuôi và nguồn thịt cung ứng ra thị trường. Hi vọng với những thông tin chia sẻ vừa qua từ Animaid, quý bà con doanh nghiệp đã có được một vài kiến thức bổ ích cho hoạt động canh tác, chăn nuôi của mình.
Liên hệ ngay với Animaid để được tư vấn kỹ thuật cũng như tìm hiểu thêm về các chương trình khuyến mãi đặc biệt trong tháng dành cho quý khách hàng.
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão (26.06.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (14.04.2020)
- Sử dụng Ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh (25.03.2020)
- Lợi ích từ việc sử dụng cao Artichoke trên gia cầm (23.03.2020)
- Bồ công anh trong chăn nuôi gia cầm: giải pháp truyền thống từ Châu Âu (22.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (12.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Khi nào cần sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi? (08.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Tác dụng của hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản (01.03.2020)
- Vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi (29.02.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Các bệnh thường gặp trên gà và phương pháp phòng trị (14.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)