Việc sử dụng thuốc dành cho thủy sản trong quá trình nuôi trồng là điều tất yếu để đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh và gia tăng năng suất. Tuy nhiên, hiện nay tính an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được quan tâm, các dư lượng hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm luôn được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, việc sử dụng hóa chất và kháng sinh không đúng cách sẽ vô tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đầu ra của thủy sản. Người chăn nuôi cần nắm rõ các tác dụng của hóa chất và thuốc kháng sinh trước khi sử dụng để đảm bảo tối ưu hóa hiệu quả của thuốc và tối thiểu hóa các tác nhân gây hại.
Sử dụng hóa chất và kháng sinh giúp tăng hiệu quả nuôi trồng thủy hải sản.
1. Tác dụng kìm hãm và bảo vệ vật nuôi khỏi các tác nhân gây bệnh
Tác dụng của hóa chất và kháng sinh là kết quả của quá trình tương tác giữa chúng và các tế bào vật nuôi hay tế bào của các tác nhân gây hại. Tùy theo tác dụng của thuốc mà chúng được phân loại thành các nhóm diệt khuẩn, kháng sinh, quản lý môi trường… Riêng đối với những hóa chất có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, người chăn nuôi cần quan tâm đến cả cơ chế tác dụng để lựa chọn thuốc phù hợp.
1.1. Tác dụng cục bộ và tác dụng hấp thu
Dựa vào phổ tác dụng mà người ta chia các loại thuốc dành cho thủy sản thành hai loại cơ chế tác dụng bao gồm:
Thuốc có tác dụng cục bộ sẽ được giới hạn phạm vi ảnh hưởng ở bộ phần cần chữa bệnh. Ví dụ như khi sử dụng các thuốc có tính khử trùng sẽ chỉ tác dụng bên ngoài cơ thể cá, tôm chứ không tiêu diệt các tác nhân ở bên trong cơ thể, một số loại thuốc kháng sinh dùng để chữa bệnh nhiễm khuẩn đường ruột sẽ không hấp thụ qua niêm mạc ruột. Các loại thuốc này giúp giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Thuốc có tác dụng hấp thu sau khi đi vào vật nuôi sẽ được hấp thu qua các màng sinh chất để vào hệ thống tuần hoàn, theo dòng chảy tuần hoàn đi khắp cơ thể, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Đồng thời thuốc dành cho thủy sản loại này còn giúp phát huy hiệu quả của một số kháng sinh, vaccine và các chất kích thích miễn dịch.
Thuốc khử trùng chỉ tác động bên ngoài chứ không hấp thu vào bên trong cơ thể tôm.
1.2. Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp
Căn cứ vào cơ chế tiêu diệt các tác nhân gây hại của thuốc mà các chuyên gia chia các loại hóa chất và kháng sinh thành hai loại: tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp.
Thuốc có tác dụng trực tiếp sẽ tạo ra phản ứng hóa học tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi tác động trực tiếp đến tổ chức tế bào của chúng. Còn tác dụng gián tiếp chỉ đóng vai trò ngăn chặn sự phát triển của tế bào có hại, gây ra hiện tượng chết dần. Một số loại thuốc dành cho thủy sản có thể có đồng thời cả hai tác dụng trực tiếp và gián tiếp.
Sử dụng thuốc cho cá có cơ chế tác dụng phù hợp sẽ tránh được tác dụng phụ.
2. Tác dụng tăng cường sức khỏe vật nuôi
Một số thuốc khi dùng trong nuôi trồng thủy sản có khả năng trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao sức đề kháng của vật nuôi, hay còn được gọi là các loại thuốc kháng sinh.
Tác dụng trực tiếp: Khi dùng các loại thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho cá, tôm sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch đặc hiệu của chúng để chống lại một tác nhân nguy hiểm nào đó. Ví dụ như khi dùng vaccine để phòng bệnh viêm ruột ở cá trắm cỏ sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cá chống lại kháng nguyên của Aeromonas Punctata - vi khuẩn gây bệnh này.
- Tác dụng gián tiếp: Có nhiều loại thuốc dành cho thủy sản được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát môi trường ao nuôi, bể ấp luôn ở trạng thái thích hợp và ổn định trong suốt vụ nuôi. Khi môi trường sinh thái phù hợp, cơ thể vật nuôi sẽ tự sản sinh ra các chất giúp tăng sức đề kháng.
Dùng thuốc kháng sinh phù hợp và thức ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp cá phát triển toàn diện.
Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh, các vitamin và khoáng chất cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chúng không những thúc đẩy quá trình sinh trưởng của vật nuôi mà còn trực tiếp tham gia vào cấu tạo thành phần của enzym, giúp tăng khả năng chống chịu và kháng bệnh ở vật nuôi. Do đó, người chăn nuôi cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bằng cách bổ sung vào khẩu phần thức ăn hàng ngày của tôm cá.
3. Tác dụng quản lý môi trường của thuốc
Một số loại thuốc dành cho thủy sản còn có tác dụng giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và ổn định. Chúng gián tiếp hoặc trực tiếp ức chế kìm hãm, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và tăng sức khỏe của vật nuôi. Ví dụ như vôi bột giúp tăng và ổn định pH, làm tơi xốp đáy ao, giảm độc khí và tạo điều kiện cho các lợi khuẩn phát triển.
Các chế phẩm vi sinh có chứa các vi khuẩn có lợi giúp phân hủy các vật chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ, giảm hiện tượng dư thừa nitơ trong ao, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, ổn định sự phát triển của tảo. Bên cạnh đó, một số thuốc sát trùng có tính oxi hóa mạnh, khi cho vào trong ao không chỉ tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà còn có tác dụng cải thiện chất lượng nước như oxy hóa các vật chất hữu cơ, khí độc.
Kiểm soát môi trường nuôi thích hợp giúp vật nuôi khỏe mạnh, gia tăng sản lượng thu hoạch.
Để có được một vụ mùa bội thu, bên cạnh các yếu tố tự nhiên, người chăn nuôi còn cần biết cách kết sử dụng hóa chất và kháng sinh hợp ý - phòng bệnh, gia tăng năng suất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông qua bài viết này, Animaid hy vọng đã mang đến những kiến thức bổ ích về tác dụng của các loại thuốc dành cho thủy sản mà các bạn có thể áp dụng vào thực tiễn.
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão (26.06.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (14.04.2020)
- Sử dụng Ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh (25.03.2020)
- Enrofloxacin: Kháng sinh phổ rộng trong thú y (24.03.2020)
- Lợi ích từ việc sử dụng cao Artichoke trên gia cầm (23.03.2020)
- Bồ công anh trong chăn nuôi gia cầm: giải pháp truyền thống từ Châu Âu (22.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (12.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Khi nào cần sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi? (08.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi (29.02.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Các bệnh thường gặp trên gà và phương pháp phòng trị (14.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)