Chăm sóc heo thịt hiệu quả và an toàn đang là vấn đề mà bà con nông dân quan tâm khi chăn nuôi heo. Tuy nhiên, việc chăm sóc heo thịt không phải là đơn giản nếu như chủ nuôi không tìm hiểu kĩ. Nuôi heo thịt cần đảm bảo về tốc độ sinh trưởng phát triển tốt, tiêu tốn thức ăn thấp, công chăm sóc nuôi dưỡng ít, phẩm chất thịt tốt nhất.
Vậy, bạn đã biết cách chăm sóc heo thịt chưa? Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả, tốt nhất mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
1. Lên khẩu phần ăn hợp lí, đa dạng
Khẩu phần ăn cho heo thịt vô cùng quan trọng đối với các giai đoạn sinh trưởng phát triển của heo. Cần đảm bảo tỷ lệ thức ăn tinh/ thô thích hợp.
Thức ăn cho heo thịt phải bảo đảm đủ chất dinh dưỡng theo chế độ:
+ Heo dưới 30kg khẩu phần ăn phải thêm nhiều khoáng chất như: vôi, lân, bổ sung thêm các loại vitamine A, D, E.
+ Heo dưới 60kg trong khẩu phàn ăn cần cung cấp đủ đạm.
+ Heo dưới 100kg cho ăn nhiều tinh bột, giảm bớt chất béo.
2. Kỹ thuật nuôi heo thịt 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Heo thịt nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi, có trọng lượng trung bình từ 23 - 60 kg. Bà con nên cho heo ăn theo khẩu phần có 17 - 18% protein thô, giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal.
+ Giai đoạn 2: Heo thịt nuôi từ 131 - 165 ngày tuổi, có trọng lượng từ 61 - 105 kg, Đối với heo lớn ngày tuổi thì khẩu phần ăn của heo có từ 14 - 16 % protein thô và 3000 - 3100 kcal.
Đối với kỹ thuật này thì bà con nên chọn giống heo ngoại hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên.
3. Phân lô, phân đàn
Heo con sau khi cai sữa thì chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để chăm sóc, nuôi dưỡng hiệu quả. Dưới đây là nguyên tắc phân lô, phân đàn khi nuôi heo:
+ Khi ghép không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé nhau. Mật độ theo quy định từ 10 - 35 kg có 0,4 - 0,5 m2/con, từ 35 - 100 kg có 0,8 m2/con là thích hợp.
+ Trong một lô thì các con heo nên có trọng lượng đồng đều. Nên đánh dấu, kí hiệu để theo dõi sự phát triển của từng con.
4. Kỹ thuật cho ăn, uống, vận động, vệ sinh
Cần cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1. Bà con nên cho ăn thức ăn tinh trước, sau đó mới cho ăn thức ăn thô sau. Cho heo ăn theo từng đợt, con nào cũng được ăn khẩu phần của nó.
Tốt nhất, tập cho heo ăn có giờ giấc để nâng cao khả năng tiêu hóa. Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột.
Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần để heo không bị ngán. Sử dụng những thức ăn phẩm chất tốt. Cho heo uống nước theo nhu cầu. Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào.
Hạn chế việc vận động của heo thịt, mỗi sáng cho heo ra sân nắng khoảng một giờ, sau đó lại lùa heo vào chuồng để tắm chải.
Chuồng nuôi heo thịt cần phải thông thoáng, mát mẻ và vào mùa hè và ấm vào mùa đông, nền chuồng phải sạch sẽ, khô thoáng. Bà con cũng cần thường xuyên cập nhật các sản phẩm thú ý tốt nhất để việc chăm sóc heo thịt trở nên dễ dàng hơn.
5. Phòng bệnh cho heo theo quy định
Heo cần được tiêm phòng vào lúc 8 - 12 tuần tuổi đối với các loại vắc – xin thông thường. Đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại.
Sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung.
Đồng thời, tẩy giun sán cho heo bằng các loại thuốc như: Tetramysone, Dipterex, Levamysone trước khi đưa vào nuôi heo thịt.
6. Quản lý đàn heo thịt
Bà con nông dân nên chú ý theo từng giai đoạn nuôi, có thể 3 lần trong một chu kỳ nuôi heo thịt. Tiêu chuẩn ăn nên thay đổi theo trọng lượng tăng lên của lợn trong quá trình nuôi.
7. Kỹ thuật nuôi và vỗ béo heo nái loại thải
Trong chăn nuôi, hàng năm có khoản 20 - 25 % heo nái loại thải chuyển sang vỗ béo để giết thịt.
+ Tháng thứ nhất tiến hành thiến heo, sau khi thiến phải nuôi với chế độ dinh dưỡng cao và giữ vệ sinh sạch sẽ vết mổ
+ Tháng thứ 2 nên cho heo ăn khẩu phần thức ăn tinh 90%. Kết hợp cho heo ăn thức ăn bổ sung để nâng cao chất lượng thịt. Chuồng nuôi heo loại thải vỗ béo cần yên tĩnh để heo ngủ nhiều và chóng béo.
+ Nên bổ sung vitamine và khoáng chất để kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của heo
8. Áp dụng biện pháp kỹ thuật: chọn giống, dinh dưỡng, thời gian nuôi
Phương pháp chọn giống: Chọn các giống như: Landrace, Large White, Hampshire và Hampshire cho lai với nhau tạo ra các loại heo có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao.
Một số công thức lai có năng suất cao: F2 (ĐB x MC) x LD; F2 (Y x MC) x LD; LD x Y, LD x ĐB, PiDu x LDYr cho các khu vực chăn nuôi tập trung, khu công nghiệp, các nông hộ có trình độ và khả năng đầu tư thâm canh cao.
Chế độ dinh dưỡng: Bà con nên áp dụng khẩu phần ăn có dinh dưỡng cao nhằm mục đích tạo thịt heo có tỷ lệ nạc cao. Sử dụng kỹ thuật nuôi heo theo 2 giai đoạn.
Thời gian nuôi ngắn: Kết thúc vỗ béo heo thịt vào lúc 5 - 6 tháng tuổi với trọng lượng từ 80 - 100 kg.
>>> Cập nhật: Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020
Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả mà chúng tôi chia sẻ để bà con tham khảo. Chúc bà con chăn nuôi heo thịt hiệu quả, chất lượng nhất!
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão (26.06.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (14.04.2020)
- Sử dụng Ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh (25.03.2020)
- Enrofloxacin: Kháng sinh phổ rộng trong thú y (24.03.2020)
- Lợi ích từ việc sử dụng cao Artichoke trên gia cầm (23.03.2020)
- Bồ công anh trong chăn nuôi gia cầm: giải pháp truyền thống từ Châu Âu (22.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (12.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Khi nào cần sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi? (08.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Tác dụng của hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản (01.03.2020)
- Vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi (29.02.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Các bệnh thường gặp trên gà và phương pháp phòng trị (14.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)