Thận là cơ quan bài tiết có chức năng rất quan trọng trong cơ thể gia cầm, giúp cho các cơ quan/hệ thống trong cơ thể hoạt động một cách hoàn hảo. Hãy cũng Animaid tìm hiểu thêm về vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm qua bài viết dưới đây
Vai trò của thận trên gia cầm
Thận là cơ quan bài tiết có chức năng rất quan trọng trong cơ thể gia cầm, giúp cho các cơ quan/hệ thống trong cơ thể hoạt động một cách hoàn hảo và hài hòa thông qua các chức năng chính như sau:
Lọc máu loại bỏ các chất độc hại và tái hấp thu chất dinh dưỡng. Đây là chức năng chính được biết đối với thận, và do đó thận được coi như hệ thống lọc máu của cơ thể.
Trong quá trình lọc máu, thận tái hấp thu nước, chất dinh dưỡng, và các chất điện giải. Điều hòa quá trình hấp thú giúp cho cân bằng điện giải, cân bằng pH (tính axit – bazơ) trong máu giúp ổn định chức năng và hoạt động bình thường của máu và cơ quan.
Đối với gia cầm, protein và purine được chuyển hóa trong cơ thể với sản phẩm cuối cùng tại gan là acid uric được đưa tới thận thải ra ngoài ở dạng bán đặc – chất sệt màu trắng có thể thấy trong phân.
Đặc biệt, thận còn có vai trò chuyển hóa vitamin D3 trong máu thành “calcitriol” – một dạng kích thích tố - để điều hòa việc hấp thu calcium tại thận và đường tiêu hóa, xương, từ đó ổn định calcium trong máu.
Ngoài ra thận còn tham gia một số vài trò khác như điều hòa huyết áp, tạo máu.
Hư hại thận sẽ ảnh hưởng thế nào
Vấn đề hư hại thận không phải là một bệnh mà là nhiều yếu tố gây ra với hậu quả viêm thận, chức năng của thận bị hạn chế, hư hại thận.
Hầu hếu dấu hiệu thường thấy nhất là mất nước, mồng tích da nhạt màu, ủ rủ do những ảnh hưởng chức năng thận mãn tính, giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng, và tăng khả năng mắc các bệnh khác do giảm sức đề kháng và tăng tỉ lệ chết – loại thải trong đàn.
Sự hư hại là chức năng thận suy giảm nên thận sưng, triển dưỡng để tăng cường hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả. Mổ khám có thể thấy thận sưng to, ống dẫn tiểu nở rộng.
Chức năng thải acid uric giảm sút làm tích nhiều tinh thể urate màu trắng trong nội quan và đặc biệt là trong khớp (gây viêm khớp) hay mô liên kết, bàn chân, gân.
Hình 1. Thận thoái hóa, sưng to, ống tiểu nở rộng | Hình 2. Khớp ngỗng bị tích urate do thận viêm |
Hình 3. Tích Urate nội quan trên gà
Các nguyên nhân thường gặp gây tổn thương thận ở gia cầm
Trong chăn nuôi gia cầm, có nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng đến thận gây ra các bệnh tích rất trầm trọng và nguy hiểm dẫn đến hư thận, bao gồm các nhóm yếu tố sau:
Dinh dưỡng: Các thành phần trong thức ăn mất cân đối, thừa, thiếu sẽ tác động xấu đến thận.
Khẩu phần với thành phần đạm quá cao hay sử dụng protein có nguồn đạm bổ sung liên quan ure
Tỷ lệ Canxi/phospho không cân đối, thừa canxi gây kết tủa tinh thể canxi urat, thiếu phospho nước tiểu có tính kiềm làm tăng thêm sự hình thành tinh thể muối urat trong thận.
Dùng nhiều Natri bicarbonate trong hỗ trợ điều trị sẽ làm tăng độ kiềm của nước tiểu dễ hình thành sỏi thận.
Nước cứng với hàm lượng muối cao cũng gây hại cho thận
Thiếu vitamin A kéo dài
Quản lý chăm sóc và môi trường:
Gia cầm thiếu nước uống sẽ giảm bài thải axit uric ở thận. Các nguyên nhân gây thiếu nước uống bao gồm: thiếu núm uống, máng uống (nhất là gà thả vườn), cắt nước khi làm vaccine hoặc uống kháng sinh, nước quá chua hoặc quá nóng …
Thông thoáng không khí chuồng nuôi kém, nhiều NH3, đều làm có thể gây hại cho thận.
Quá trình ấp, nở và úm gà không tốt: điều kiện bảo quản vá ấp trứng không tốt, thời gian vận chuyển từ trạm ấp đến trại quá lâu, không cấp nước kịp thời ở trại, úm gà nhiệt độ quá cao, quá thấp
Bệnh truyền nhiễm: Đa số các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi rút gây ảnh hưởng đến thận, đặc biệt có các bệnh do virus gây bệnh tích trực tiếp lên THẬN như: viêm phế quản truyền nhiễm (IB) gây sưng thận (nhất là biến chủng IBV 4/91 – thường gọi IB thể THẬN), Bệnh Gumboro (IBD), Nhiễm ANV (Avian Nephritis Virus) và chicken astrovirus (CAstV) nhưng chưa được công bố chính thức tại Việt Nam.
Lạm dụng kháng sinh: Các kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi cho mục đích phòng/trị bệnh, trong đó có những nhóm được đào thải phần lớn qua thận (nhóm sulfamid, aminoglycoside và cephalosporine), gây độc hại cho thận đặc biệt là khi gia cầm uống thiếu nước. Những kháng sinh khác nếu sử dụng điều trị kéo dài nhiều ngày cũng sẽ gây tổn thương thận
Độc tố: Các độc tố của nấm mốc (Ochratoxin, citrinin, ochratoxin A, oosporein, vomitoxin), các thuốc diệt côn trùng có trong nguyên liệu thức ăn, các thuốc sát trùng nhóm phenol/cresol sẽ có ảnh hưởng xấu đến mô thận, gây viêm ống thận và ống dẫn tiểu. Các độc tố gây hại cho thận cũng có thể được tạo ra trong các bệnh do vi khuẩn đường ruột như E. coli, Salmonella.
Cách phòng/trị tổn thương thận
Khi gia cầm đã nhiễm bệnh dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có thận là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, để hạn chế những tổn thương trên thận, người chăn nuôi cần phải:
Quản lý chăn nuôi tốt
Bảo đảm an toàn sinh học tốt để giảm tối đa đưa mầm bệnh vào trại
Qui trình vaccine tốt nhất là IB
Có giải pháp kiểm soát độc tố nấm, hạn chế vấy nhiễm nấm và vi khuẩn trong thức ăn
Cách dùng kháng sinh, chất sát trùng, kháng cầu trùng … hợp lý để tránh áp lực quá lớn lên thận
Nguồn gà giống có quy trình ấp nở tốt
Điều kiện úm gà phải đảm bảo nhiệt độ, thông thoáng và cung cấp nước - thức ăn sớm khi mới vận chuyển về
Khẩu phần ăn cân đối về đạm, Ca/P. Hạn chế nguồn natri-bicarbonate.
Nguồn nước tốt, luôn cung cấp đầy đủ cho gia cầm (lưu ý chất lượng, nhiệt độ nước, độ cao núm uống hoặc số lượng máng uống).
Giảm thiểu tác động:
Cung cấp các chất điện giải và các chất lợi tiểu có thể làm thải các thể urate, giảm tỉ lệ chết
Giảm thành phần đạm, xem lại chất lượng nguồn cung đạm
Sử dụng những chất làm acid hóa đường tiểu như potassium chloride, Sodium propionate, magnesium sulphate trong nước có thể mang lại hiệu quả
Sử dụng những chế phẩm ổn định hoạt động thận có vai trò quan trọng duy trì chức năng của thận trong điều kiện chăn nuôi gà năng suất cao, sử dụng nhiều kháng sinh, tốc độ tăng trưởng mạnh, và khẩu phần dinh dưỡng có đạm cao. Khuyến cáo sử dụng kéo dài 4-5 ngày liên tục để giảm tác hại cũng như phòng những tác hại gây ra do hư thận
Giải pháp hỗ trợ hoạt động của thận từ ANIMAID
Renal Cleaner (với tên gọi có nghĩa là “TẨY RỬA THẬN”) được phối hợp đặc biệt theo công nghệ của công ty XVET – đến từ Đức giúp hỗ trợ hoạt động của THẬN để đối phó với những hậu quả tiêu cực của sự mất nước và chất điện giải, phục hồi hư hại thận, bài thải chống tích tụ axit uric ở cơ quan, ống dẫn tiểu và sỏi THẬN, giảm hiện tượng sưng hoặc và tăng phục hồi THẬN.
Thành phần:
Với các chất làm acid hóa đường tiểu và điện giải (Potassium chloride), ức chế các chất tiền viêm tại thận (Sodium propionate), và phục hồi tổn thương thận (1,2-Propandiol), tăng thải độc (Magnesium sulphate, và sorbitol), cùng công nghệ các chất dẫn dược riêng biệt làm cho Renal Cleaner có hiệu quả vượt trội.
Lợi ích
Renal Cleaner hạn chế tác hại trên thận từ các bệnh như sỏi tiết niệu (urolithiasis), bệnh gout trên gia cầm (Visceral gout), sưng THẬN do viêm phế quản truyền nhiễm (IB, IB 4/91), Gumboro …
Renal Cleaner phục hồi nhanh các tổn thương trên THẬN, giúp giải độc nhanh chóng và hiệu quả, bảo vệ THẬN trong các trường hợp nhiễm độc tố nấm mốc.
Renal Cleaner là giải pháp phòng và hỗ trợ điều trị tiết kiệm chi phí nhưng đem lại hiệu quả và năng suất cao.
Liều dùng
Gia cầm
Định kỳ: 1ml cho 1lít nước, uống liên tục 5 ngày mỗi tháng
Thường xuyên: 0,5 ml cho 1 lít nước, uống liên tục 2 ngày mỗi tuần.
Thận sưng, tích nhiều axit uric: 1-2 ml cho 1 lít nước, uống liên tục từ 3-5 ngày.
Heo và thú nhai lại (trâu, bò, dê và cừu): 20 ml/con, uống 2 lần/ngày, liên tục 3 ngày trong trường hợp stress.
Biên soạn Phòng kỹ thuật Công ty Animaid |
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão (26.06.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Sử dụng Ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh (25.03.2020)
- Enrofloxacin: Kháng sinh phổ rộng trong thú y (24.03.2020)
- Lợi ích từ việc sử dụng cao Artichoke trên gia cầm (23.03.2020)
- Bồ công anh trong chăn nuôi gia cầm: giải pháp truyền thống từ Châu Âu (22.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (12.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Khi nào cần sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi? (08.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Tác dụng của hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản (01.03.2020)
- Vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi (29.02.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Các bệnh thường gặp trên gà và phương pháp phòng trị (14.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)