Các loại ký sinh trùng luôn là mối đe dọa đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của vật nuôi của bạn. Do đó việc phòng bị, kiểm soát cũng như điều trị ký sinh trùng là rất quan trọng. Trong đó, Ivermectin là một trong những loại thuốc được nhiều hộ gia đình tin dùng và sử dụng trên vật nuôi. Vậy ivermectin là thuốc gì và công dụng của nó như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Animaid tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Sử dụng ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh
1. Giới thiệu về ivermectin
Ivermectin là một dẫn chất bán tổng hợp thuộc họ avermectin, một nhóm các chất có cấu trúc lacton vòng lớn, được phân lập từ quá trình lên men của Streptomyces avermitilis. Ivermectin có phổ hoạt động rộng có hiệu quá chống được nhiều loại ký sinh trùng như giun lươn, giun chỉ Wuchereria bancrofti, chấy, ghẻ, mù sông và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng đối với sán lá gan và sán dây. Thêm nữa, Ivermectin còn là thuốc để điều trị giun chỉ Onchocerca volvulus - ấu trùng giun chỉ rất mạnh, nhưng ít có tác dụng đối với ký sinh trùng trưởng thành.
Ivermectin là một dẫn chất bán tổng hợp thuộc họ avermectin
Cách tác động của thuốc là tác động trực tiếp, cố định và loại bỏ ấu trùng qua đường bạch huyết. Bên cạnh đó, Chất này còn kích thích tiết chất dẫn truyền thần kinh là acid gamma-aminobutyric (GABA) có tác dụng ức chế hệ thần kinh, giúp duy trì sự hoạt động ổn định, thư giãn não bộ.
Ivermectin được các nhà khoa học tìm kiếm vào năm 1975, sau quá trình nghiên cứu và kiểm nghiệm năm 1981 nó đã được đưa vào sử dụng và nhanh chóng nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của WHO. Danh sách này được WHO liệt kê những loại thuốc hiệu quả, an toàn và cần thiết nhất cho một hệ thống y tế.
2. Các bệnh thường gặp trên thú sử dụng ivermectin hiệu quả
Trong lĩnh vực thú y, từ lâu, Ivermectin đã được sử dụng để kiểm soát các bệnh ký sinh trùng ngoài da như ve, rận, bép và cả các ký sinh trùng nội sinh trong cơ thế động vật như giun đường ruột. Hơn nữa, gần đây các nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể tiêu diệt các loại muỗi (kể cả các loại muỗi kháng hóa chất) hút máu động vật được điều trị bằng loại thuốc này. Chính công dụng này đã giúp loại thuốc này trở thành một công cụ bổ sung hấp dẫn để kiểm soát tỷ lệ lan truyền sốt rét ở các khu vực dễ xảy ra tình trạng này.
Trên thị trường hiện tại có hai dạng Ivermectin thường được bày bán và có các sử dụng khác nhau là dạng bột và dạng dung dịch tiêm.
Dạng dung dịch tiêm
Đối với dạng dung dịch tiêm, bạn sử dụng dung dịch này tiêm 1 liều duy nhất vào bắp hay dưới da (vì đây là một dung dịch rất đậm đặc). Đối với trâu, bò, dê, cừu thì bạn thực hiện tỉ lệ chích cứ 1ml thì ứng với 15 cân trọng lượng cơ thể thú. Với heo tỉ lệ là 1ml cho 9 cân trọng lượng cơ thể heo. Với chó mèo thỏ thì tỉ lệ là 1ml cho 13,5 cân trọng lượng thú. Và cuối cùng tỉ lệ là 1ml cho 15 cân trọng lượng cơ thể đối với gia câm. Để phòng bệnh 2 -3 tháng sau tiêm lại 01 lần
Dạng bột
Đối với dạng bột, bạn pha bột này vào nước uống hoặc trộn thức ăn của vật nuôi theo tỉ lệ như sau: Đối với heo, tỉ lệ là 1g cho 30 cân thể trọng, bạn cho heo ăn 7 ngày liên tiếp và chỉ sử dụng khi đàn heo có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng. Đối với bê, dê, cừu con, nghé với tỉ lệ là 1g cho 15 cần thể trọng nhưng chỉ cho sử dụng trong 2 đến ngày liên tiếp. Đối với gia cầm thì tỉ lệ dùng là 1g cho 10 cân thể trọng và sử dụng trong 2-3 ngày liên tiếp.
Dạng bột của thuốc ivermectin bán trên thị trường
3. Các điểm cần lưu ý khi sử dụng Ivermectin
Ivermectin có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các bạn cần tham khảo lời chỉ định của các chuyên viên thú y không được tự ý cho động vật ăn. Nếu sử dụng quá liều, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và triệu chứng không tốt cho sức khỏe vật nuôi.
Các biểu hiện chính do tác dụng phụ của Ivermectin là làm con vật sử dụng trở nên thân trọng hoặc phiền muộn nhiều hơn, khi quá liều cho động vật có thể gây ra hiện tượng tay chân run rẩy, nặng thì có thể gây co giật, mù lòa và hô mê. Thêm nữa nó còn tạo ra những tác dụng không mong muốn khác gồm các cơn động kinh, mất điều hòa, khó thở, mù lòa và hôn mê.
Khi bị tác dụng phụ, nếu thuốc được sử dụng trong vòng 4 - 6 giờ qua, bác sĩ thú y có thể sẽ dùng cách gây nôn và/hoặc cho vật nuôi của bạn than hoạt tính của bạn để giúp giảm thiểu lượng Ivermectin được hấp thụ.
Ngoài ra, bác sĩ thú y của bạn có thể thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng thận, gan và tuyến tụy, cũng như mức độ đường, cũng như loại trừ các tình trạng liên quan đến máu. Bạn còn có thể xét nghiệm điện giải để đảm bảo vật nuôi của bạn không bị mất nước hoặc mất cân bằng điện giải do nôn quá sức.
Cuối cùng, bạn chú ý nên ngưng sử dụng Ivermectin trước khi giết mổ: Heo, dê, cừu: 28 ngày; Trâu, bò: 42 ngày; Gia cầm: 12 ngày.
Ivermectin có thể dùng cho cả heo, dê, gà, trâu nhưng tỷ lệ thuốc con vật là khác nhau
Trên đây là những thông tin về Ivermectin - một trong những phương pháp giúp hỗ trợ và điều trị nội ngoại khoa ở động vật hiệu quả nhất. Animaid mong rằng, bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong công việc chăn nuôi hằng ngày. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão (26.06.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (14.04.2020)
- Enrofloxacin: Kháng sinh phổ rộng trong thú y (24.03.2020)
- Lợi ích từ việc sử dụng cao Artichoke trên gia cầm (23.03.2020)
- Bồ công anh trong chăn nuôi gia cầm: giải pháp truyền thống từ Châu Âu (22.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (12.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Khi nào cần sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi? (08.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Tác dụng của hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản (01.03.2020)
- Vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi (29.02.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Các bệnh thường gặp trên gà và phương pháp phòng trị (14.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)