NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD)

ASCOREQUIL

ASCOREQUIL

Giá: Liên hệ

GARVIT PRO

GARVIT PRO

Giá: Liên hệ

RENAL CLEANER

RENAL CLEANER

Giá: Liên hệ

VITAMIN AD3ECK

VITAMIN AD3ECK

Giá: Liên hệ

NOVITECH Y L

NOVITECH Y L

Giá: Liên hệ

LINCOSPECMYCIN-110

LINCOSPECMYCIN-110

Giá: Liên hệ

PROBIO

PROBIO

Giá: Liên hệ

POWER ZYME 100

POWER ZYME 100

Giá: Liên hệ

NUTRIFORTE

NUTRIFORTE

Giá: Liên hệ

AMPICOLI PLUS

AMPICOLI PLUS

Giá: Liên hệ

AMOXCOL

AMOXCOL

Giá: Liên hệ

FLOR - 50

FLOR - 50

Giá: Liên hệ

ANIVITAMINO

ANIVITAMINO

Giá: Liên hệ

ADE-B COMPLEX C

ADE-B COMPLEX C

Giá: Liên hệ

Trong chăn nuôi hiện nay có rất nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi gia cầm của bà con. Một trong số đó là các bệnh trên đường hô hấp mãn tính trên gà. Bài viết dưới đây Animaid sẽ cùng bà con tìm hiểu về bệnh và các cách phòng chữa bệnh hô hấp mãn tính cho gà.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh CRD 

Bệnh đường hô hấp mãn tính hay còn gọi là bệnh CRD là một bệnh phổ biến trên gia cầm, xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa, khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc chăm sóc nuôi dưỡng kém làm cho sức khỏe gia cầm giảm sút khiến bệnh dễ tái. Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra.Mycoplasma gallisepticum chỉ sống được từ 1 đến 3 ngày khi ra khỏi cơ thể, trong dịch nhầy chúng có thể tồn tại từ 4 - 5 ngày, trong lòng trắng trứng có thể đến 18 ngày. Gia cầm bị vi khuẩn xâm nhiễm có triệu chứng khó thở, thở khò khè (giống như người bị hen nên thường gọi là bệnh hen gà).

2. Con đường lây nhiễm của CRD

 Bệnh làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, bệnh lây truyền dọc từ gia cầm bố mẹ sang con qua trứng, đây là con đường lây bệnh nguy hiểm đối với các trang trại gia cầm giống. Bên cạnh đó, bệnh lây truyền qua dụng cụ chăn nuôi, công nhân chăm sóc, sự tiếp xúc giữa các con bệnh với những con khỏe. Đặc biệt là môi trường ẩm, nhiều NH3, H2S, khí độc, bụi từ phân chất độn chuồng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Gia cầm khi bị mắc bệnh tỷ lệ chết thấp nhưng gia cầm sẽ chậm lớn, giảm khối lượng, khi khỏi bệnh cũng không thể phục hồi thể trạng như ban đầu. Đối với gia cầm lấy trứng mắc bệnh sản lượng trứng giảm từ 10 - 40%, gây ảnh hưởng đến năng suất và kinh tế.

3. Các triệu chứng của bệnh hô hấp trên gà

Giai đoạn đầu khi mắc bệnh thì gà sẽ có biểu hiện như: vẩy mỏ, sưng mắt, mắt nhắm, thỉnh thoảng trong đàn có tiếng “toóc” đặc trưng. Khoảng thời gian 21 giờ tối sẽ nghe thấy rõ nhất. Giai đoạn tiếp theo gà bị các triệu chứng:  viêm xoang mũi, viêm kết mạc gây nên khó thở, mắt nhắm nghiền, giảm ăn, giảm đẻ, giảm trọng lượng. Trong cùng đàn, gà trống sẽ có biểu hiện nặng hơn gà mái. Đối với gà đẻ trứng, tỷ lệ đẻ sẽ giảm, tỷ lệ trứng ấp nở sẽ thấp do phôi bị nghẹt đường hô hấp.

4. Các cách phòng bệnh viêm hô hấp mãn tính trên gà.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, loại bỏ các chất thải và chất lót chuồng, đồng thời tiến hành sát trùng chuồng. Vệ sinh, sát trùng trứng và máy ấp trứng trước và sau khi ấp để giảm tỷ lệ bệnh truyền qua trứng.

Vi Sinh vật này rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại cao nhất 3 ngày ngoài môi trường, vì thế bà con có thể lập quy trình và hệ thống chăn nuôi theo nguyên tắc “cùng vào - cùng ra”  và thực hiện thời gian để trống chuồng nhằm loại mầm bệnh ra khỏi môi trường chăn nuôi. Đối với những đàn gà mới khi chuẩn bị nhập đàn nên cách ly trung bình là 21 ngày. Bà con nên sử dụng kháng sinh để trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh đồng thời tăng cường dinh dưỡng và sức kháng bệnh cho gà bằng các chế phẩm: Vitamin AD3ECK hoặc Anivitamino.

5. Điều trị bệnh viêm hô hấp trên gà. 

Bà con có thể sử dụng kháng sinh trộn: sử dụng các loại thuốc được thú ý chỉ định với liều lượng hợp lý trộn cùng với thức ăn của gà. Hoặc bà con có thể dùng kháng sinh tiêm trong trường hợp bệnh nặng có ghép vi khuẩn cơ hội gây C.CRD

Pha nước cho uống:

  • Uniflox: 1ml/5-10kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 5 – 7 ngày
  • Giuse 200: 1g/10 – 20kg thể trọng, ngày 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày

Tiêm bắp:

  • Unispectin 15: 1ml/5kg thể trọng, ngày 1 lần, tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày

Kết hợp hỗ trợ khi có triệu chứng khó thở

  • Sputumiz: 1ml/1lít nước/5 kg thể trọng, uống liên tục 3 ngày.​​​​​​​

Tăng cường dinh dưỡng và sức kháng bệnh

  • Vitamin AD3ECK: 1ml/5lít nước/25kg thể trọng, uống liên tục 3 ngày
  • Hoặc Anivitamino:  1g/5lít nước/25 kg thể trọng, uống liên tục 3 ngày

Bài viết này chia sẻ những kiến thức về bệnh hô hấp trên gia cầm. Nếu còn băn khoăn về kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc đàn gia cầm thì bà con liên hệ với Animaid. Tinh thần trách nhiệm với vật nuôi, với người chăn nuôi, với đối tác chính là sự cam kết bền vững cho Animaid phát triển trong nền nông nghiệp hiện đại. Animaid luôn sẵn sang hỗ trợ, tư vấn và cùng bà con giải quyết những vẫn đề nan giải nhất về chăn nuôi.

Phòng kỹ thuật Animaid

Tin liên quan
    Hotline tư vấn miễn phí: 02838973978
    Chỉ đường icon zalo Zalo: SMS: 02838973978

    Animaid - Nhà Phân Phối Sản Phẩm Thuốc Thú Y và Thủy Sản Đáng Tin Cậy

    Thuốc Thú Y và Thủy Sản Animaid

    Animaid - Phân Phối Sản Phẩm Thú Y Chăn Nuôi, Thuỷ Sản