Cùng với nước, protein, năng lượng (glucid, lipid), các chất khoáng (C, Fe, K, P, Cu…), vitamin cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của gia súc. Cụ thể, các vitamin đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình trị dị hóa, đồng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến từng giai đoạn sinh trưởng, sinh sản. Ngoài ra, vitamin còn giúp nâng cao sức đề kháng giúp gia súc chống chọi các tật bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi nhé!
1. Vitamin A
Vitamin A có nhiều trong bắp vàng, bột cỏ… Vitamin A có đặc tính kém bền: phân hủy khi gặp nhiệt độ cao, dễ bị oxy hóa trong không khí, tan trong dầu mỡ (không tan trong nước). Do đó, khi phối trộn vitamin cho gia súc cần chú ý bổ sung thêm chất chống oxy hóa. Ngoài ra, thức ăn công nghiệp có chứa vitamin A cần được sử dụng sớm, để càng lâu càng dễ bị hao hụt giá trị dinh dưỡng của vitamin.
Vitamin A giúp gia súc phát triển khỏe mạnh
Vai trò: Khi nhắc đến 3 quá trình sinh trưởng, sinh sản, kháng bệnh thì không thể không đề cập đến vitamin A:
- Cần thiết cho gia súc ở giai đoạn tăng trưởng
- Hỗ trợ con đực và cái trong việc sản xuất giao tử
- Có tác dụng trong việc bảo vệ và phục hồi niêm mạc, da bị tổn thương, hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh qua da
Nếu thiếu vitamin A gia súc dễ bị chậm lớn, giác mạc bị khô. Đối với heo thì sản lượng thịt giảm, nếu thiếu trầm trọng có thể dẫn đến tình trạng heo con bị khiếm thị (không có tròng mắt).
2. Vitamin E
Vitamin này tồn tại nhiều trong tự nhiên. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong các loại hạt, bột lá… Cũng giống như vitamin A, vitamin E kém bền: dễ phân hủy trong không khí vì nhạy cảm với oxy (khi có thêm ánh sáng làm xúc tác thì quá trình phân hủy sẽ diễn ra nhanh hơn).
Vai trò của vitamin E:
- Kích thích gia súc sản sinh các hooc-mon ở tuyến yên
- Giúp cơ thể dễ dàng hấp thu vitamin A, D
- Tạo điều kiện lý tưởng cho việc trao đổi Phốt-pho (P), protein và glucid - các chất cần thiết cho sự sống
- Ổn định màng tế bào tuyến sinh dục và thành mạch
Nếu cung cấp không đúng liều lượng vitamin cho gia súc, đặc biệt là vitamin E thì sẽ gây ra tình trạng tổn thương tế bào. Cụ thể là hoại tử gan, bắp cơ bị phù nề, tái màu… hay nghiêm trọng nhất là dẫn đến đột tử. Đối với gia súc trong giai đoạn sinh sản, thiếu hụt vitamin E gây xuất tinh thất thường, tinh trùng yếu (ở con đực), và rụng trứng ít (ở con cái). Hậu quả của việc này là số lượng con non giảm, sức khỏe yếu ớt.
3. Vitamin D
Vitamin D có trong ánh nắng tự nhiên và các loại rau xanh, nấm. Do đó, cách tăng cường vitamin D cho gia súc chính là xây dựng môi trường sống thuận lợi, tạo điều kiện cho chúng vận động, tắm nắng.
Gia súc có thể hấp thụ vitamin D có tự nhiên trong ánh nắng mặt trời
Khá giống với vitamin E, vitamin D giúp quá trình chuyển hóa Phốt-pho (P) diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn giúp cơ thể gia súc hấp thụ - chuyển hóa Can-xi (Ca), cấu thành nên khung xương chắc khỏe.
Ở gia súc, đặc biệt là heo, nếu thiếu vitamin D sẽ dẫn đến bệnh viêm xương cơ hóa và bệnh mềm xương.
4. Vitamin C
Thông thường, lượng vitamin C có trong rau xanh không đủ cho nhu cầu của gia súc ở giai đoạn tăng trưởng. Do đó, người ta thường bổ sung vitamin C cho gia súc bằng các sản phẩm vitamin nhân tạo qua thường ăn, uống hoặc tiêm bắp. Nếu thiếu vitamin C vật nuôi sẽ chậm lớn, sinh sản kém, dễ bị chảy máu cam (ở heo), thịt giảm chất lượng (màu tái nhợt, độ mỡ cao…)
Cũng giống như hầu hết các loại vitamin cho gia súc cơ bản, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong sự sinh sản và sinh trưởng của vật nuôi:
- Giúp gia súc lớn nhanh, khỏe mạnh
- Hỗ trợ quá trình sinh sản
- Tăng sức đề kháng, tăng sức chống chịu virus, vi trùng
- Tăng độ nạc, độ mềm của thịt (bổ sung vitamin C ở giai đoạn cuối, gần thu hoạch)
5. Vitamin B
Vitamin B không tồn tại đơn lẻ mà được phân thành nhiều nhóm với các tác dụng đặc trưng khác nhau. Nhưng nhìn chung loại vitamin này có hỗ trợ đường tiêu hóa, cơ quan vận động và chức năng sinh lý của gia súc. Có thể kể đến một số loại vitamin B phổ biến như sau:
Vitamin B1: giúp chuyển hóa Glucid tạo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Nếu thiếu sẽ khiến gia súc chán ăn, chậm lớn, hệ thần kinh bị tổn thương, chân bị yếu (hoặc bại chân), đẻ chậm, thai yếu, con cái bị mất sữa...
Vitamin B1 giúp gia súc ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng
Vitamin B2: giúp vết thương nhanh lành, ngăn chặn mầm bệnh xâm hại cơ thể. Khi bổ sung vitamin B2 cần chú ý liều lượng vừa phải, nếu thừa sẽ gây ra tình trạng bài tiết nước tiểu tần suất cao, nước tiểu gia súc bị vàng màu, tăng chi phí vệ sinh chuồng trại.
Vitamin B3: có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất. Gia súc dễ bị tiêu chảy, viêm da hoặc có biểu hiện thần kinh không ổn định nếu thiếu vitamin B3.
Vitamin B5: tăng cường sức khỏe da - lông. Ở heo, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra triệu chứng yếu chân, dáng đi lạch bạch, hệ miễn dịch kém.
Vitamin B6: có tác dụng đặc biệt trong thai kỳ, giúp chống nôn mửa, chống ngộ độc nghén, có tác dụng an thai. Ngoài ra khi có nhu cầu di chuyển gia súc đi xa trong thời gian dài thì việc bổ sung B6 cũng giúp an thần.
Vitamin B9, B12: đặc biệt cần thiết vì giúp tạo hồng cầu. Vật nuôi bị thiếu vitamin B9 sẽ gặp tình trạng thiếu máu, số lượng con non giảm.
Biết được vai trò của từng loại vitamin cho gia súc hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chăn nuôi. Hy vọng với một số thông tin về vitamin trong bài viết trên, Animaid đã giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc đàn vật nuôi.
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão (26.06.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (14.04.2020)
- Sử dụng Ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh (25.03.2020)
- Enrofloxacin: Kháng sinh phổ rộng trong thú y (24.03.2020)
- Lợi ích từ việc sử dụng cao Artichoke trên gia cầm (23.03.2020)
- Bồ công anh trong chăn nuôi gia cầm: giải pháp truyền thống từ Châu Âu (22.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (12.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Khi nào cần sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi? (08.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Tác dụng của hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản (01.03.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Các bệnh thường gặp trên gà và phương pháp phòng trị (14.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)