Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh nhã và những câu chuyện viết lên xung quanh nó. Tuy nhiên, loài hoa này còn có công dụng y học rất lớn và có thể được xem như một bài thuốc chữa bệnh rất hay. Và có thể bạn không biết, những cây bồ công anh cũng có thể xem là một giải pháp ứng dụng tốt trong hoạt động chăn nuôi gia cầm lâu đời từ Châu Âu đấy. Cùng Animaid tìm hiểu nhé.
Cây bồ công anh ngoài dáng vẻ thanh nhã còn có tác dụng trị bệnh rất lớn
1. Giới thiệu về bồ công anh
Cây bồ công anh ở Việt Nam là tên gọi chung của 3 dòng: Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.), Bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum officinale Wigg.) và cây Chỉ thiên (Elephantopus scaber L.). Tuy nhiên chúng ta vẫn chỉ biết đến loại cây này như một nhóm thực vật dại, nên ít có khả năng phân biệt các nhóm cây giữa chúng và gọi chung với một cái tên.
Bồ công anh họ cúc dại, thường mọc hoang ở các khu vực khí hậu nhiệt đới, phân bố rộng rãi khắp nơi ở độ cao dưới 1000m. Lá cây mỏng, nhăn, nhiều hình dạng nhưng thường thấy nhất là loại có hình mũi mác, mép lá khía răng cưa, gần như không có cuống. Mặt trên lá có màu nâu sẫm, mặt dưới nhạt hơn. Gân giữa to và nổi nhiều. Đoạn thân dài 3 - 5 cm, tròn, thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.
Cây bồ công anh ở Việt Nam thường là tên gọi chỉ chung của ba loại cây cùng họ cúc dại
Trong y học dân gian, cây bồ công anh thường được sử dụng phần lá làm thuốc cho người, phơi khô hoặc dùng tươi đều đem lại công dụng chữa trị hiệu quả. Thậm chí đây cũng có thể được sử dụng như một loại rau ăn giàu dinh dưỡng, có vị ngọt, đắng nhẹ, tính hàn và trị độc khá tốt. Điểm đặc biệt ở loài cây này là hầu như tất cả các bộ phận của bồ công anh đều có thể được sử dụng hiệu quả.
Tuy nhiên có một lưu ý, trong số các dòng bồ công anh được liệt kê, chỉ có dòng bồ công anh Trung Quốc có được khoa học chứng minh cụ thể về tác dụng chữa trị cao, cây bồ công anh Việt Nam vẫn đang được phát triển và phần lớn là kinh nghiệm dân gian truyền miệng. Riêng dòng bồ công anh Chỉ thiên chưa được chứng minh tác dụng trị bệnh - khách hàng nên lưu ý.
Trong hoạt động chăn nuôi gia cầm, cây bồ công anh được phát triển các chất trong bồ công anh để sử dụng cho gia cầm như một loại kháng lưu kháng sinh trong cơ thể chúng. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về phương pháp và kỹ thuật này nhé.
2. Các hoạt chất có trong bồ công anh
Về mặt dinh dưỡng, từ rễ đến hoa, bồ công anh thuộc nhóm những loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Rau bồ công anh là nguồn cung cấp vitamin A, C và K. tuyệt vời cho cơ thể con người. Chúng cũng chứa vitamin E, folate và một lượng nhỏ vitamin B khác. Bên trong loại cây này còn chứa một lượng lớn các khoáng chất tốt, bao gồm sắt, canxi, magie và kali.
Bên trong bồ công anh có các hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn cao
Rễ của cây bồ công anh rất giàu carbohydrate inulin - một loại chất xơ hòa tan có trong thực vật hỗ trợ sự phát triển và duy trì hệ vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột con người.
Hợp chất Flavonoid trong bồ công anh được nghiên cứu sinh học cho thấy có tác dụng ức chế men Oxy hóa khử peroxydase và catalase trong máu. Trong một nghiên cứu bước đầu khảo sát thành phần hóa học cây bồ công anh thu hoạch tại Đà Lạt, bên trong cao phân tách cô lập của thực vật này tìm được hợp chất luteolin-7-O-B-D-glucopyranoside. Đây là hợp chất được nghiên cứu có khả năng giảm thiểu cholesterol trong máu hiệu quả.
3. Sử dụng bồ công anh trong trong chăn nuôi gia cầm
Hiện tại, cây bồ công anh vẫn được sử dụng nhiều nhất là để trị bệnh cho người. Tuy nhiên, những nghiên cứu bước đầu trên thế giới, đặc biệt là từ các bài thuốc dân gian Anh Quốc, cho thấy bồ công anh có tác dụng rất lớn trong hoạt động khắc chế kháng sinh trong cơ thể vật nuôi, cũng như chống viêm, trị độc rất tốt.
Người ta đã bắt đầu quan tâm đến công dụng của loại thực vật này đối với động vật, đặc biệt là gia cầm. Trong đó, một nghiên cứu nổi bật là khả năng chống tồn lưu kháng thể của bồ công anh đối với loại thuốc trị tiêu chảy ở gà.
Vấn đề ô nhiễm kháng sinh và lạm dụng kháng sinh ở gia cầm đang rất hot trên thế giới. Nhàm tìm ra một giải pháp hiệu quả hơn khi việc sử dụng kháng sinh (theo đúng chỉ dẫn) vẫn là bắt buộc trong giai đoạn hiện nay, khả năng khắc chế làm tiêu giảm lượng tồn dư kháng sinh sau sử dụng trong cơ thể gia cầm là rất cần thiết.
Sử dụng cao bồ công anh để nghiên cứu khả năng giảm lượng tồn dư kháng sinh trong gà
Theo nghiên cứu này, cao lỏng bồ công anh được sử dụng kèm theo kháng sinh Enrofloxacin trị tiêu chảy ở gà. Trong quá trình thực hiện, các nhà khoa học lần lượt thử nghiệm với các mức độ áp dụng cao bồ công anh là 1%, 5% và 10%. Theo đó, nồng độ 10% đem lại hiệu quả tốt nhất, với khả năng khắc chế kháng sinh tồn đọng bên trong thịt, gan gà (sau khi đã được chữa khỏi bệnh tiêu chảy).
Kết quả xét nghiệm cho thấy bồ công anh có hiệu quả trong việc hạn chế tồn dư kháng sinh Enrofloxacin còn đọng lại bên trong huyết tương, gan và thịt gà sau sử dụng. Việc này có thể giúp giảm thời gian chờ đợi sau khi điều trị kháng sinh ở gia cầm để tiến hành giết mổ, sản xuất. Hi vọng với những chia sẻ trên, quý bà con và cơ sở chăn nuôi gia cầm đã có được những thông tin hữu ích cho việc phát triển và vận hành hoạt động của mình. Theo dõi thêm những bài viết của Animaid để cập nhật nhanh nhất thông tin ngành cũng như lựa chọn sản phẩm thực phẩm, kháng sinh phù hợp tốt nhất dành cho đơn vị.
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão (26.06.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (14.04.2020)
- Sử dụng Ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh (25.03.2020)
- Enrofloxacin: Kháng sinh phổ rộng trong thú y (24.03.2020)
- Lợi ích từ việc sử dụng cao Artichoke trên gia cầm (23.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (12.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Khi nào cần sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi? (08.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Tác dụng của hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản (01.03.2020)
- Vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi (29.02.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Các bệnh thường gặp trên gà và phương pháp phòng trị (14.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)