Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là một trong những giải pháp hữu hiệu thường được người chăn nuôi áp dụng trong điều trị nhiễm khuẩn ở vật nuôi. Tuy nhiên, cần phải nắm bắt rõ thời điểm sử dụng kháng sinh để đảm bảo hiệu quả của thuốc cũng như tránh những tác hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, làm giảm năng suất. Sau đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc kháng sinh, thời điểm nào thì nên sử dụng kháng sinh cũng như những lưu ý quan trọng khi sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây!
Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là một trong những phương pháp hữu hiệu điều trị nhiễm khuẩn ở vật nuôi
1. Tổng quan về kháng sinh là gì?
Kháng sinh còn được biết đến với tên gọi là trụ sinh (trụ sinh là danh từ có ý nghĩa tương tự như kháng sinh, thường dùng trước năm 1975 ở miền Nam, ngày nay ít người còn sử dụng) được tạo ra từ các vi sinh vật, nấm. Kháng sinh được tổng hợp, giữ một chức năng quan trọng đó là triệt tiêu các vi khuẩn hoặc kìm hãm sự phát triển của chúng một cách hiệu quả. Cơ chế hoạt động của kháng sinh là nó sẽ tác động lên vi khuẩn (cấp độ phân tử) ở một vị trí bên trong vi khuẩn đó hoặc cũng có thể thông qua các phản ứng làm ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn.
Có rất nhiều nhóm kháng sinh khác nhau, được sử dụng để điều trị các loại nhiễm khuẩn khác nhau. Chủ trang trại cần nắm bắt rõ tình trạng của vật nuôi để có thể sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi một cách phù hợp và đảm bảo nhất, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi cũng như chất lượng sản phẩm khi cung cấp ra thị trường.
Có rất nhiều nhóm kháng sinh khác nhau
2. Khi nào cần sử dụng kháng sinh
Người chăn nuôi cần lưu ý chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp đã xác định vật nuôi nhiễm khuẩn thông qua các triệu chứng biểu hiện của chúng.
Để đảm bảo hơn, chỉ được sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi khi đã trải qua quá trình chẩn đoán đúng bệnh được kiểm định bởi các cơ quan y tế thú y. Vì nếu dụng thuốc không đúng với bệnh mà vật nuôi đang gặp phải chắc chắn sẽ không thể chữa khỏi bệnh, gây ra những hậu quả khó lường như sức khỏe vật nuôi giảm sút, người chăn nuôi mất nhiều khoản chi phí chạy chữa nhưng vô ích, gây ra những khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh vật nuôi về sau.
Bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ về các nhóm kháng sinh khác nhau và sử dụng theo chỉ định của cơ sở y tế. Mỗi một nhóm kháng sinh sẽ có tác động đối với một số vi khuẩn nhất định và dường như không có hiệu quả đối với các bệnh vật nuôi do nhiễm virus, ký sinh trùng,...
Ngoài ra việc sử dụng kháng sinh không đúng thời điểm, dùng sai còn gây ra những tác động về mặt sinh học cho vật nuôi như tăng thêm các chủng kháng thuốc.
Chỉ sử dụng kháng sinh khi xác định được vật nuôi bị nhiễm khuẩn
3. Một số lưu ý khi sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi?
Để có thể sử dụng kháng sinh cho vật nuôi một cách hiệu quả và an toàn nhất, ANIMAID sẽ lưu ý đến bạn một vài vấn đề sau đây, hãy ghi chú lại để biết cách sử dụng kháng sinh đúng chuẩn:
Chọn đúng kháng sinh và đường đưa kháng sinh vào cơ thể vật nuôi
Sau khi đã xác định được vi khuẩn gây bệnh, bạn cần lựa chọn loại kháng sinh có tác dụng hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt mầm bệnh đó. Bạn nên dùng liều cao cho những lần điều trị đầu tiên, sau đó có thể giảm liều lượng xuống dần. Về tính hấp thu thuốc, bạn cũng cần lưu ý có thể chọn thuốc hấp thu chậm nhưng trong lần đầu tiên vẫn phải dùng thuốc có độ hấp thu cao để có thể ngăn chặn kịp thời mức độ gây hại của vi khuẩn.
Sau đây sẽ là các trường hợp lựa chọn kháng sinh:
- Lựa chọn thuốc kháng sinh dựa trên vị trí bị nhiễm trùng
- Lựa chọn kháng sinh dựa trên cơ địa vật nuôi
- Lựa chọn kháng sinh dựa trên tình hình bệnh lý vật nuôi
Đường đưa kháng sinh vào cơ thể vật nuôi cũng là một trong những vấn đề mà bạn cần lưu ý. Các đường đưa kháng sinh có thể kể đến như: đường uống, đường tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, dùng kháng sinh tại chỗ như nhỏ mắt, tai, da,... Tùy thuộc vào tính khẩn cấp, vị trí nhiễm, đặc tính hấp thu cũng như khả năng sử dụng kháng sinh đường uống của vật nuôi,...
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng và liệu trình
Bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh cho vật nuôi theo đúng liều lượng và liệu trình mà cơ sở y tế thú y khuyến cáo. Ngoài ra đặc tính về liều lượng cũng như liệu trình sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố như:
- Mức độ nhạy của vi khuẩn khi sử dụng kháng sinh
- Vị trí nhiễm trùng
- Cơ địa của vật nuôi
Bạn cũng lưu ý không vội vàng thay thế kháng sinh khác khi vẫn còn trong liệu trình, chờ đợi kháng sinh phát huy tác dụng.
- Lưu ý các nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Việc phối hợp các loại kháng sinh với nhau có tác dụng hạn chế độc tính, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm các trường hợp vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.
Khi thực hiện phối thuốc, bạn cần lưu ý các loại kháng sinh phải có tác dụng cộng hợp với nhau, không được phối các kháng sinh có sự xung khắc.
- Đừng quên tăng cường sức đề kháng vật nuôi
Bạn phải luôn tăng cường, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi thông qua việc bổ sung các loại vitamin cần thiết, các thuốc bổ trợ sức khỏe theo đúng liều lượng để vật nuôi luôn khỏe mạnh, hạn chế tối đa các tật bệnh. Đồng thời, vật nuôi có sức đề kháng tốt cũng sẽ giúp quá trình sử dụng kháng sinh được hiệu quả hơn.
Không ngừng nâng cao sức đề kháng của vật nuôi để tăng hiệu quả khi sử dụng kháng sinh
Trên đây là những chia sẻ của ANIMAID về việc sử dụng kháng sinh cho vật nuôi. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm những kiến thức, kinh nghiệm khi sử dụng kháng sinh để đạt được hiệu quả như mong đợi. Mọi chi tiết thắc mắc hoặc muốn được tư vấn thêm về thuốc kháng sinh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé!
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão (26.06.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (14.04.2020)
- Sử dụng Ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh (25.03.2020)
- Enrofloxacin: Kháng sinh phổ rộng trong thú y (24.03.2020)
- Lợi ích từ việc sử dụng cao Artichoke trên gia cầm (23.03.2020)
- Bồ công anh trong chăn nuôi gia cầm: giải pháp truyền thống từ Châu Âu (22.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (12.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Tác dụng của hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản (01.03.2020)
- Vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi (29.02.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Các bệnh thường gặp trên gà và phương pháp phòng trị (14.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)