Sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là công việc dường như không thể thiếu trong vấn đề phòng và chữa bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh sai mục đích sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Sau đây để hiểu rõ hơn về những mục đích khi sử dụng kháng sinh, các lưu ý, yêu cầu và quy định sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo 2020, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài chia sẻ bên dưới.
Việc sử dụng kháng sinh vật nuôi cần đảm bảo an toàn
1. Tình hình ngành chăn nuôi hiện tại qua sự kiện "heo tăng giá"
Sự kiện “heo tăng giá” vừa qua đã tạo nên một cơn chấn động mạnh trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam. Từ trước đến nay, thịt heo chưa bao giờ có giá trị cực kỳ lớn đến vậy. Thịt heo tăng giá đã tác động mạnh đến nhận thức chăn nuôi của nhiều chủ trang trại, cụ thể thay vì tái đàn gia súc mới thì người chăn nuôi lại có xu hướng giữ đàn, găm hàng nhằm nâng cao trọng lượng của đàn heo một cách tối đa. Trước đây, khi heo đạt trọng lượng 100kg/con đã được cho xuất chuồng nhưng nay với tình trạng giá thịt heo lập “đỉnh” nhiều chủ trang trại đã giữ đàn tiếp tục chăn nuôi cho đến khi heo đạt trên 100 kg có thể lên đến mức 130kg - 140kg/con nhằm đạt lợi nhuận cao nhất. Nhiều chủ trang trại vì chạy theo lợi nhuận đã sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi sai mục đích làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
Ngoài ra với tình trạng trên, nhiều người tiêu dùng lại có xu hướng chuyển đổi loại thịt cho bữa ăn hằng ngày của mình vì thịt heo quá đắt. Các loại thịt gia cầm như gà, vịt,... được lựa chọn ngày càng nhiều hơn, thịt bò cũng là một lựa chọn thay thế hoàn hảo khi giá thịt heo đạt mức gần như bằng giá thịt bò. Chính việc thay đổi xu hướng sử dụng thịt này cũng đã góp phần không nhỏ tác động trực tiếp đến cơ cấu ngành chăn nuôi.
Thịt heo tăng giá ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi
2. Mục đích sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Kháng sinh là một chế dược được tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ các loại vi sinh vật, nấm có tác dụng trong việc điều trị và kìm hãm một số loại vi khuẩn nhất định. Nhà chăn nuôi, chủ trang trại cần nắm bắt được ý nghĩa của kháng sinh, cũng như hiểu rõ về mục đích sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là gì để tránh lạm dụng làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi đồng thời cũng gây tác hại nặng nề đối với người tiêu dùng.
Những mục đích căn bản của việc sử dụng kháng sinh mà người chăn nuôi cần nắm bao gồm:
- Mục đích điều trị bệnh tật ở vật nuôi
- Mục đích điều trị một lô vật nuôi khi trong lô đó đã xuất hiện một con được chẩn đoán là nhiễm bệnh.
- Mục đích điều trị dự phòng
Như vậy tùy thuộc vào từng giai đoạn tăng trưởng của vật nuôi, tình trạng sức khỏe vật nuôi mà chủ trang trại cần xác định mục đích sử dụng kháng sinh phù hợp. Không được vì những mục đích cá nhân mà lạm dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi.
Một tình trạng đáng báo động hiện nay đó chính là việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi một cách bừa bãi gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc ở vật nuôi, tồn dư kháng sinh trong thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột ở vật nuôi,...
Do đó, bên cạnh việc am hiểu về kháng sinh, mục đích sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, người chăn nuôi cũng phải có một lương tâm nghề nghiệp, không vì mục đích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, giảm chất lượng vật nuôi.
Cần sử dụng kháng sinh theo đúng mục đích
3. Lưu ý, yêu cầu và quy định về việc sử dụng kháng sinh cho heo/ lợn năm 2020
Để hiểu rõ hơn về việc sử dụng kháng sinh hiện nay từ đó biết cách chăm sóc đàn vật nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng được hiệu quả nhất, mời bạn cùng chúng tôi điểm qua các nội dung chính liên quan đến sử dụng kháng sinh như sau:
3.1 Những lưu ý và yêu cầu khi sử dụng kháng sinh
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi phát hiện đàn vật nuôi bị bệnh nhiễm khuẩn, đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ có thể không cần sử dụng kháng sinh.
- Những tổn thương nhẹ trên da vật nuôi, niêm mạc có thể được sử lý bằng cách sát trùng chứ không nhất thiết phải dùng kháng sinh.
- Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi có tác dụng tại vị trí nhiễm hơn là dùng kháng sinh cho toàn thân vật nuôi.
- Yêu cầu sử dụng kháng sinh theo đúng liều lượng, lộ trình, lựa chọn đường đưa kháng sinh vào cơ thể phù hợp, khoảng thời gian sử dụng kháng sinh giữa các lần đúng chuẩn.
3.2 Quy định sử dụng kháng sinh của lợn nói riêng và các vật nuôi khác năm 2020
Theo điều số 12, Chương III, Nghị định Hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi 21/01/2020:
1. Tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau:
a) Lợn con có khối lượng đến 25kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi;
b) Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 đến 21 ngày tuổi;
c) Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi;
d) Bê, nghé từ sơ sinh đến 06 tháng tuổi.
2. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.
3. Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như sau:
a) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020;
b) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh rất quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;
c) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022;
d) Thuốc thú y có chứa kháng sinh không thuộc quy định tại điểm a, b và c khoản này đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục kháng sinh quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều này.
Bạn cần thận trọng, lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho vật nuôi để đảm bảo an toàn
Trên đây là những chia sẻ sơ lược về sự tác động của hiện trạng thịt heo tăng giá trong chăn nuôi, mục đích sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng như các lưu ý, quy định cần biết khi sử dụng kháng sinh. Mọi chi tiết thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với ANIMAID để được giải đáp thêm nhé!
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Một số lưu ý khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão (26.06.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (14.04.2020)
- Sử dụng Ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh (25.03.2020)
- Enrofloxacin: Kháng sinh phổ rộng trong thú y (24.03.2020)
- Lợi ích từ việc sử dụng cao Artichoke trên gia cầm (23.03.2020)
- Bồ công anh trong chăn nuôi gia cầm: giải pháp truyền thống từ Châu Âu (22.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Khi nào cần sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi? (08.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Tác dụng của hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản (01.03.2020)
- Vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi (29.02.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Các bệnh thường gặp trên gà và phương pháp phòng trị (14.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)