Thời tiết là một trong những yếu tố môi trường tác động rất nhiều đến đời sống của nhóm thủy sản. Đặc biệt là vào mùa mưa bão, đây là điều kiện để các loại vi sinh vật gây bệnh tác động trực tiếp tới hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của thủy sản. Do đó, để đảm bảo thủy sản nuôi trồng luôn khỏe mạnh trong mọi kiểu thời tiết, bà con cần lưu ý một số vấn đề khi nuôi trồng nhóm thủy sản vào mùa mưa bão dưới đây.
1. Chuẩn bị ao để thả giống
Chuẩn bị ao để thả giống cần lưu ý gì?
Vào mùa mưa bão, bà con cần đảm bảo ao có thể thoát nước một cách tốt nhất nhằm tránh nước tràn bờ khiến cá tôm đi theo nước cũng như đảm bảo độ sâu và nhiệt độ nước, điều này tránh được mất mát cũng như tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm cá.
Ngoài ra, bà con cũng cần chú ý chỉ thả giống khi nhiệt độ ổn định, không thả khi mưa bão đang tràn về. Độ sâu của ao hồ cũng như nhiệt độ nước cần chú ý để đảm bảo giống thủy sản có thể thích nghi trước khi thả.
Đối với trường hợp sau khi thả giống mà gặp phải những cơn mưa bất thường, bà con hãy dùng vôi bột rải đều trên khắp bờ, mặt ao với lượng 2kg/100m2 để khắc phục tình trạng pH giảm đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá/tôm nuôi.
2. Quản lý các yếu tố môi trường
Quản lý các yếu tố môi trường
Quản lý các yếu tố môi trường là thế nào? Nói thì nghe phức tạp nhưng thực tế khi thực hiện rất đơn giản. Cụ thể:
Để nhiệt độ trong nước không bị thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của tôm cá, bà con cần luôn giữ độ sâu của ao khoản 2 đến 3m.
Hay để giảm thiểu tác động trực tiếp của tự nhiên đến thủy sản, bà con có thể thả một ít bèo dâu để làm giảm mặt tiếp xúc với môi trường bên ngoài, từ đó hạn chế được sự chênh lệch nhiệt độ.
Bên cạnh đó, bà con cũng cần kiểm tra định kì ao nuôi và dùng vôi bột hay một số thuốc sát trùng như đồng sulfat; thuốc tím, muối, BKC,... theo chỉ dẫn của kỹ sư thủy sản để ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh. Bởi vì, đặc điểm của tôm cá đó là sẽ di chuyển xuống đáy ao khi nhiệt độ thay đổi mà môi trường đáy ao lại chính là nơi tích tụ các mùn bã hữu cơ, khí độc, nấm và vi khuẩn có hại.
3.Quản lý thức ăn
Quản lý thức ăn thế nào cho hiệu quả
Khẩu phần ăn cho động vật nhóm thủy sản trong mùa mưa bão quả thực là một trong những vấn đề quan trọng cần đặc biệt được quan tâm. Do đó, nếu cho ăn dư thừa sẽ gây lãng phí cho người nuôi và làm xấu đi môi trường sống của tôm cá, đồng thời vô tình tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển. Cụ thể:
Đối với ao tôm, khi nhiệt độ giảm khoảng 2 độ thì lượng thức ăn cũng cần điều chỉnh giảm ngay lập tức, bà con nên giảm khoảng 30-50% lượng thức ăn hàng ngày và cân bằng khi nhiệt độ ổn định lại.
Còn đối với các loại cá, bà con cũng cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh cho phù hợp nhất tùy theo giống loài. Bởi vì, vào mùa mưa bão thức ăn tự nhiên rất phong phú thì bà con cũng cần điều chỉnh để tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường nước. Cụ thể, đối với loài ăn tạp như cá tra, rô phi,... thì thời gian tiêu để chúng có thể tiêu hóa hết toàn bộ thức ăn trong đường ruột có thể lên 24-36 giờ. Do đó, bà con có thể tính toán để giảm số lần cho ăn thay vì giảm lượng thức ăn mỗi cữ sẽ cho kết quả tốt hơn.
- Animaid - Virox Fumígeno - Giải pháp sát trùng bằng công nghệ khói (25.08.2022)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách! (14.12.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao! (14.12.2020)
- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO (08.12.2020)
- Kinh nghiệm chăm sóc gia cầm, gia súc trong thời điểm giao mùa người nông dân cần biết! (07.12.2020)
- Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả! (22.11.2020)
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết! (22.11.2020)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết! (16.11.2020)
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả! (11.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 02/11/2020 (06.11.2020)
- Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước - 27/10/2020 (02.11.2020)
- NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM(CRD) (21.09.2020)
- CÁC LOẠI BÊNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CHO LỢN CON MỚI SINH (10.09.2020)
- 3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt (04.09.2020)
- NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ STRESS NHIỆT TRÊN GÀ (19.08.2020)
- Mẹo phòng chữa bệnh cho gia cầm bằng kháng sinh tự nhiên (23.07.2020)
- BỆNH ORT TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ (14.07.2020)
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi (23.06.2020)
- PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG (29.05.2020)
- Vai trò và ảnh hưởng của gan đến năng suất chăn nuôi (10.05.2020)
- Vai trò và sự ảnh hưởng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (14.04.2020)
- Sử dụng Ivermectin trong trong điều trị nội ngoại ký sinh (25.03.2020)
- Enrofloxacin: Kháng sinh phổ rộng trong thú y (24.03.2020)
- Lợi ích từ việc sử dụng cao Artichoke trên gia cầm (23.03.2020)
- Bồ công anh trong chăn nuôi gia cầm: giải pháp truyền thống từ Châu Âu (22.03.2020)
- Vỏ cây liễu - Giải pháp mới trong chăn nuôi gia cầm (21.03.2020)
- Chiết xuất tỏi trong chăn nuôi (20.03.2020)
- Cỏ đuôi ngựa - Thành phần dược liệu quý giá trong chăn nuôi gia cầm (18.03.2020)
- Polyphenol - Giải pháp mới giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng trong chăn nuôi gia (17.03.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (16.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (15.03.2020)
- Tinh dầu oregano - Giải pháp mới giúp chăn nuôi hiệu quả (14.03.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (12.03.2020)
- 3 chứng thiếu vitamin ở gia cầm tiêu biểu (11.03.2020)
- Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp (10.03.2020)
- Khi nào cần sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi? (08.03.2020)
- Xử lý như thế nào khi tôm bị nhiễm độc ở gan? (06.03.2020)
- Thuốc cho cá - nên và không nên dùng khi nào? (05.03.2020)
- Dấu hiệu nhận biết gia cầm thiếu vitamin và cách giải quyết (04.03.2020)
- Bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng để cải thiện chất lượng thịt, trứng (03.03.2020)
- Tăng trọng ở lợn - dấu hiệu nào để biết chủ nuôi lạm dụng thuốc? (02.03.2020)
- Tác dụng của hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy hải sản (01.03.2020)
- Vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi (29.02.2020)
- Mua thuốc kháng sinh ở đâu đảm bảo an toàn cho vật nuôi? (28.02.2020)
- Thiếu vitamin, khoáng ở gia cầm và cách phòng trị (27.02.2020)
- Vai trò của Betaine trong chăn nuôi - phương thức tiết kiệm để nâng cao chất lượng thịt (26.02.2020)
- Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn và những điểm cần lưu ý (25.02.2020)
- Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y (17.02.2020)
- VỆ SINH VÀ KHỬ TRÙNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN GÀ CON (28.05.2021)
- Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm? (16.02.2020)
- Các bệnh thường gặp trên gà và phương pháp phòng trị (14.02.2020)
- Giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi - chặng đường dài còn nhiều thách thức (13.02.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm (12.04.2020)
- Animaid Tuyển Dụng (01.08.2020)
- Cặp Đôi Gan Thận Renal Cleaner và Ascorequil (05.08.2020)
- VI SINH VẬT NƯỚC: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC TỐT HƠN (28.05.2021)